(HBĐT) - Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, trong phiên họp sáng 09/6, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); kết quả lấy ý kiến Nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Tiếp đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Đất đai (sửa đổi).



Sau đó, Quốc hội tiến hành thảo luận ở tổ về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Phát biểu tại tổ thảo luận, đại biểu Đặng Bích Ngọc, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đánh giá cao về hồ sơ dự án luật trình Quốc hội tại Kỳ họp lần thứ 5, dự thảo Luật đã có nhiều quy định được bổ sung trên cơ sở ý kiến của cử tri và Nhân dân, có sự sàng lọc, đánh giá tương đối sâu sắc về từng nhóm vấn đề.



Đại biểu Đặng Bích Ngọc thảo luận tại tổ.

Đại biểu Đặng Bích Ngọc cho hay: "Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, cả hệ thống chính trị đã tích cực vào cuộc để triển khai việc lấy ý kiến; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị xã hội đã tổ chức các hội nghị lấy ý kiến, tổ chức phản biện xã hội với nhiều hình thức phong phú, đa dạng; thông qua hệ thống truyền thông việc lấy ý kiến đối với Luật Đất đai (sửa đổi) đã được triển khai một cách rộng khắp, xuống tận cơ sở, tạo được sự đồng thuận, phấn khởi trong Nhân dân, người dân được tham gia đóng góp ý kiến, các vướng mắc từ cơ sở cũng đã được giải quyết”.

Đánh giá cao những nỗ lực của Bộ Tài nguyên và Môi trường (cơ quan soạn thảo Dự án Luật Đất đai sửa đổi), đại biểu Đặng Bích Ngọc cho rằng, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan trực tiếp tham mưu cho Chính phủ trong việc tổng hợp, lấy ý kiến vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cũng đã kịp thời cập nhật rất nhanh những ý kiến của cử tri và Nhân dân cả nước vào Dự thảo luật trên cơ sở sàng lọc, đánh giá và điều chỉnh vào trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội khoá XV vào Kỳ họp lần thứ 5 này.

Liên quan đến việc thu hồi, trưng dụng đất vì mục đích quốc phòng - an ninh, đại biểu cho biết nội dung này được quy định và liệt kê rất kỹ tại Điều 79, 80 của dự thảo luật; song đại biểu cho rằng việc liệt kê quá kỹ sẽ dễ dẫn đến không đầy đủ và trở thành quy định cứng nhắc, như vậy sẽ rất khó khăn trong quá trình vận dụng triển khai thực hiện khi Luật có hiệu lực. Từ những dẫn chứng và phân tích thực tế đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu có quy định phù hợp để tạo thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện.

Bên cạnh đó, đối với việc thu hồi đất ở các khu vực có dự án thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh và đất thu hồi đối với các dự án do doanh nghiệp tự thỏa thuận, đại biểu Đặng Bích Ngọc cho rằng việc xác định giá đất để thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở đây là rất khó, dễ dẫn đến phát sinh khiếu kiện, điểm nóng. Do vậy, đề nghị cần có quy định cụ thể, linh hoạt đối với nội dung này để đảm bảo triển khai khi luật có hiệu lực thi hành.

Theo phản ánh của đại biểu thì hiện nay, ở nhiều địa phương các dự án treo còn tồn tại rất nhiều. Do vậy, việc quy định về thu hồi đối với các dự án có vi phạm, không phát huy hiệu quả hoặc không đảm bảo theo điều kiện được cấp phép ban đầu cần quy định cụ thể và có cơ chế để các địa phương thu hồi đất phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đối với đất nông lâm trường, đây là nội dung đại biểu rất trăn trở, vấn đề đất nông lâm trường tồn tại rất nhiều vướng mắc, bất cập từ nhiều năm nay và cho đến đến nay vẫn chưa được giải quyết căn cơ. Đại biểu cho biết người dân rất mong chờ Luật Đất đai (sửa đổi) lần này sẽ sớm giải quyết được những bất cập này. Hiện nay, diện tích đất do các nông lâm trường quản lý là rất lớn, tuy nhiên hiệu quả còn rất hạn chế. Vì vậy cần có cơ chế giao lại cho địa phương để có phương án sử dụng hiệu quả nguồn đất nông lâm trường này nhằm tiếp tục thu hút đầu tư, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đại biểu đề nghị dự thảo luật cần quy định cụ thể, chi tiết để giải quyết căn cơ những vướng mắc trong thực tế hiện nay.

Thực hiện tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, theo quy định thì "nơi tái định cư nơi ở mới phải bằng hoặc tốt hơn nơi cũ” nhưng để xác định được thế nào là bằng, thế nào là tốt hơn là rất khó. Vì liên quan đến nhiều vấn đề như phong tục tập quán, sinh kế... chẳng hạn vị trí ở vị trí cũ của người dân có thể không đẹp, hạ tầng không tốt nhưng mà ở đó người dân có đất rộng để sản xuất, có cái mưu sinh tốt hơn, nhưng khi về nơi ở mới có thể các vị trí đất đẹp hơn, thế nhưng lại không phù hợp với phong tục tập quán canh tác của người dân.... Chính vì vậy, để xác định thế nào là hơn thì cũng là cả một tiêu chí rất khó mà trong quy định sau này chúng ta cần phải có những quy định rất cụ thể để triển khai.

"Tôi mong muốn quy định trong dự thảo luật cần cân nhắc để làm sao tạo được sự đồng thuận trong Nhân dân nhưng cũng tạo điều kiện tốt nhất để chính quyền các cấp thực hiện nhiệm vụ; đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư và đảm bảo thực hiện các chủ trương, kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế - xã hội có hiệu quả”, đại biểu Đặng Bích Ngọc nhấn mạnh.

 "Việc lấy ý kiến Nhân dân trong thời gian qua mong cơ quan chủ quản, Chính phủ, Quốc hội cần có phân tích đánh giá kỹ lưỡng những kiến nghị của Nhân dân để khi đưa vào dự thảo Luật bám sát thực tế và giải quyết được căn cơ những vướng mắc, đáp ứng kỳ vọng của cử tri và Nhân dân”, đại biểu Đặng Bích Ngọc chia sẻ thêm.



Đại biểu Nguyễn Thị Phú Hà tham gia thảo luận tổ.

Liên quan đến vấn đề lựa chọn nhà đầu tư, đấu thầu, đại biểu Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cho biết dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này có một nội dung rất đổi mới đó là liên quan đến việc đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất. Việc đấu giá quyền sử dụng đất là rất phù hợp. Tuy nhiên, đại biểu băn khoăn về quy định lựa chọn nhà đầu tư quyền sử dụng đất hiện dự thảo quy định chưa rõ ràng, đối tượng hẹp. Theo đó, đề nghị cơ quan soạn thảo cần rà soát kỹ hơn quy định liên quan về đấu giá, đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư để đưa vào dự thảo Luật và phải đảm bảo tiêu chí, điều kiện cụ thể, không bị chồng lấn, trùng lắp.

Bùi Hiển 
(Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh Hòa Bình)


Các tin khác


Khiển trách Đảng đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường Dân Chủ

Ngày 16/4, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Thành ủy Hòa Bình tổ chức kỳ họp thứ 15, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Tỉnh Hoà Bình tham gia Chương trình quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada

Từ ngày 20/4 đến ngày 28/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn sẽ đi tham gia Chương trình Quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada do Bộ Ngoại giao tổ chức. Cùng tham gia đoàn công tác có lãnh đạo Ban Nội chính Tỉnh uỷ, lãnh đạo UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Sở KH&ĐT; Ban quản lý các KCN tỉnh; Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch tỉnh; huyện uỷ huyện Lạc Thuỷ và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.

Tổng kết 10 năm thực hiện công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh Quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội

Ngày 19/4, Công an tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm công tác Công an thực hiện Nghị định 06/2014/NĐ-CP, ngày 21/01/2014 của Chính phủ quy định biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh Quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội (2014 – 2024). Dự hội nghị, có đồng chí Thiếu tướng Tráng A Tủa, Cục Trưởng Cục Xây dựng Phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, Bộ Công an; đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương của tỉnh.

Thành lập Hội Cựu Công an nhân dân huyện Cao Phong

Hội Cựu Công an nhân dân (CAND) huyện Cao Phong vừa tổ chức Đại hội thành lập Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.

MTTQ huyện Lạc Sơn: Đổi mới nội dung các phong trào thi đua

Thời gian qua, Ủy ban MTTQ các cấp huyện Lạc Sơn đã triển khai thực hiện rộng khắp các cuộc vận động, phong trào thi đua hướng về cơ sở với nhiều cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, tạo sự lan tỏa thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia, góp phần cùng địa phương phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục