Ngày 15/4, Công an tỉnh Hòa Bình tổ chức toạ đàm trực tiếp kết hợp trực tuyến đến 9 điểm cầu Công an các huyện (cũ) và điểm cầu xã Mường Chiềng (Đà Bắc) để lấy ý kiến đóng góp vào các dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo sẽ được trình tại Kỳ họp thứ 9, Quốc khoá XV. Đại tá Đỗ Thanh Bình, Giám đốc Công an tỉnh chủ trì buổi toạ đàm. Tham dự có đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành, huyện, thành phố...
Quang cảnh buổi tọa đàm tại Công an tỉnh Hòa Bình.
Để thể chế hóa sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác xây dựng pháp luật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn xây dựng lực lượng Công an, Chính phủ đã giao Bộ Công an chủ trì xây dựng nhiều dự án luật. Trong đó có 5 dự án luật dự kiến trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, gồm: Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân; Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi); Luật Dẫn độ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự; Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù. Các dự án luật được xây dựng trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành, cơ quan liên quan và các nhà khoa học, chuyên gia pháp luật và tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, Bộ Công an đã chỉnh lý, hoàn thiện các dự án trình Chính phủ để Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 9.
Sau khi nghe trình bày tóm tắt các dự án luật, các đại biểu đã có nhiều ý kiến góp ý. Trong đó, tập trung trao đổi làm rõ sự cần thiết ban hành, quan điểm, định hướng và những nội dung cơ bản của các chính sách, nhất là những điểm mới, sửa đổi; việc đẩy mạnh tuyên truyền về mục đích, quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và nội dung cơ bản của các dự án luật.
Việc tổ chức tọa đàm, lấy ý kiến đóng góp vào các dự án luật nhằm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi sự cần thiết ban hành và các nội dung dự án luật này đến Đoàn ĐBQH và các sở, ban, ngành cũng như cán bộ, chiến sĩ Công an, người dân trên địa bàn tỉnh. Qua đây cũng nhằm cung cấp thông tin, tiếp thu, lấy ý kiến của các đại biểu đối với 5 dự án luật nêu trên để có cơ sở đánh giá toàn diện, làm cơ sở báo cáo Bộ Công an để bổ sung các luận cứ khoa học và đóng góp ý kiến cho việc xây dựng các dự án luật sát thực tiễn, phù hợp với tổ chức bộ máy mới sau khi thực hiện việc tinh giản, sáp nhập.
Những ý kiến đóng góp sẽ được Công an tỉnh tổng hợp báo cáo Bộ Công an.
M.H
Theo Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, phải bảo đảm 5 nguyên tắc xác định tên gọi khi tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp.
Từ ngày 1/7/2025, cả nước sẽ không còn tổ chức chính quyền cấp quận, huyện. Một thay đổi lớn trong bộ máy hành chính, hướng tới phục vụ người dân tốt hơn.
Tổng Bí thư, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, Thường trực Ban Bí thư sẽ cho ý kiến về phương án nhân sự lãnh đạo của các địa phương, trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Chiều 14/4, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hòa Bình tổ chức hội nghị chuẩn bị nội dung tham dự Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.
Chiều 14/4/2025, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" (Ban Chỉ đạo) chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo để triển khai Kế hoạch về việc thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và xây dựng hệ thống chính trị 2 cấp ở địa phương.
Cách đây tròn 50 năm, ngày 14/4/1975, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương ký gửi Bộ Chỉ huy chiến dịch Bức điện lịch sử với nội dung: "Đồng ý Chiến dịch Sài Gòn lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh”.