Theo phóng viên TTXVN tại Washington (Mỹ), ngày 6/1 vừa qua, nguyệt san Washington đã phối hợp với tổ chức phi chính phủ Qũy nước Mỹ mới chủ trì một hội thảo về tác động của chất độc da cam/dioxin.

Hơn 100 học giả, nhà nghiên cứu, nhà báo và các cựu binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam đã tham gia phát biểu và nhận định rằng, sự hỗ trợ của phía Mỹ trong những năm gần đây dành cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin của Việt Nam là"chưa đủ"và"mới ở mức tối thiểu".

Tổng Biên tập nguyệt san Washington Paul Glastris nêu rõ, vấn đề chất độc da cam/dioxin"không bao giờ thực sự mất đi"và chất độc này vẫn là mối đe dọa sinh mạng nhiều người dân Việt Nam, không chỉ những người trực tiếp bị nhiễm độc trong chiến tranh mà cả thế hệ con cháu họ. Ông cho rằng sự hợp tác của phía Mỹ với Việt Nam thời gian qua trong việc xử lý hậu quả của chất độc da cam/dioxin mới chỉ là"bước đi đầu tiên"và hai nước cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa tiến trình này.

Ngoài ra, Tổng Biên tập Paul Glastris cũng cho biết, vấn đề chất độc da cam/dioxin là chủ đề trong số đặc biệt của nguyệt san Washington ra tháng 1 và tháng 2, với các bài nêu bật những bước phát triển mới nhất liên quan tới vấn đề này cũng như lật lại vấn đề đáng ra phải làm từ nhiều năm trước, đó là viện trợ nhân đạo cho Việt Nam, cho những người chịu hậu quả của chất độc da cam/dioxin cũng như dành sự chăm sóc cho các cựu binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam.

Trong khi đó, tiến sĩ Michael F. Martin, chuyên gia về các vấn đề châu Á thuộc Cơ quan Nghiên cứu của Quốc hội Mỹ, người đã từng nhiều lần tới Việt Nam để nghiên cứu vấn đề chất độc da cam/dioxin, cũng chia sẻ nhận định của ông Glastris rằng sự hỗ trợ của phía Mỹ đối với nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam là"chưa đủ".

Theo ông, chính quyền Mỹ cần cấp thêm tài trợ cho Việt Nam để giải quyết những hậu quả lâu dài của chất độc này và cũng cho biết một số nghị sỹ Mỹ mong muốn đẩy mạnh hơn nữa việc giải quyết vấn đề chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam trong thời gian tới.

Tán đồng quan điểm này, ông Alan B. Oates, Chủ tịch của tổ chức phi lợi nhuận cựu binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam cho rằng, chính phủ Mỹ chưa quan tâm thỏa đáng đến việc giải quyết các hậu quả của chất độc da cam/dioxin gây ra cho người dân Việt Nam, đặc biệt là sự quan tâm chăm sóc các nạn nhân. Ông cũng gửi lời xin lỗi tới các nạn nhân Việt Nam .

Về sự phối hợp của Việt Nam với Mỹ trong việc giải quyết vấn đề chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam, ông Charles Bailey, Giám đốc quĩ Ford nói, chính phủ hai nước đã tích cực hợp tác trong thời gian gần đây để tìm giải pháp cho những người bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam/dioxin, cũng như tẩy độc các khu vực bị nhiễm độc tại Việt Nam. Nhưng quá trình hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực này mới chỉ bắt đầu và lãnh đạo hai bên phải làm nhiều hơn nữa.

Ông Rick Weidman, Giám đốc Điều hành phụ trách các vấn đề liên quan tới chính sách và chính phủ của tổ chức Cựu binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam thì nêu rõ, nỗi lo lớn nhất của các cựu binh Mỹ là chất độc da cam/dioxin không chỉ ảnh hưởng đến bản thân họ mà còn tác động đến con cháu và những thế hệ sau này.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia tham dự hội thảo đã nêu ra những con số nghiên cứu mới về ảnh hưởng của chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam và một số nước trên thế giới. Họ nhấn mạnh, đến nay vấn đề này vẫn chưa được quan tâm, xử lý thỏa đáng và hội thảo có ý nghĩa lớn vì nó góp phần nâng cao nhận thức của mọi người về tác hại của chất độc da cam/dioxin.

                                                                                   Theo VDC 

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chuyển tải tâm tư, nguyện vọng của cử tri đến Quốc hội

Ngày khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội (QH) khóa XV đang đến gần. Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hòa Bình đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho Kỳ họp như tổ chức các hội nghị lấy ý kiến ĐBQH trong Đoàn, các cơ quan hữu quan, chuyên gia trên địa bàn tỉnh; tiếp xúc cử tri (TXCT) để trực tiếp lắng nghe ý kiến, kiến nghị của cử tri… Những nội dung này sẽ được chuyển tải tới cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước.

Công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo tiến độ, chất lượng

Bám sát chỉ đạo của Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương và Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh uỷ, ngay từ đầu năm, UBKT các cấp đã chủ động tham mưu cấp ủy xây dựng, thực hiện chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ kiểm tra, giám sát (KTGS) đảm bảo tiến độ, chất lượng; hoạt động giám sát thường xuyên tiếp tục được chú trọng, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn khuyết điểm, vi phạm từ sớm, từ xa.

Chủ động phát hiện, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm

Những năm qua, nhiệm vụ kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm (KCDHVP) đối với tổ chức đảng (TCĐ) cấp dưới và đảng viên được cấp uỷ và Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) các cấp trong Đảng bộ tỉnh quan tâm tổ chức thực hiện thường xuyên, có nhiều chuyển biến cả về nhận thức và phương pháp, cách làm.

Đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể

Từ đầu năm đến nay, Huyện ủy Cao Phong và các cấp ủy trực thuộc từng bước đổi mới phương thức lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể; tăng cường kiểm tra việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác vận động quần chúng; lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền các cấp phối hợp với MTTQ và các đoàn thể trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển KT-XH trên địa bàn.

Tăng cường quan hệ hữu nghị, thúc đẩy hợp tác hai cơ quan lập pháp Việt Nam - Bỉ

Chiều 15/5, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Hạ Nghị sĩ André Flahaut, Bộ trưởng Quốc vụ, nguyên Chủ tịch Hạ viện Vương quốc Bỉ.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tiếp Phó Chủ tịch Tập đoàn Huawei

Chiều 15/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã tiếp Phó Chủ tịch Tập đoàn Huawei phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương Zhengjun Zhang.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục