Bác sĩ Phan Đăng Kiệm vẫn miệt mài chăm sóc người bệnh

Bác sĩ Phan Đăng Kiệm vẫn miệt mài chăm sóc người bệnh

(HBĐT) - Với bác sĩ Phan Văn Kiệm - Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh, những năm tháng trong quân ngũ, phục vụ chiến đấu tại chiến trường miền Nam đã để lại dấu ấn không thể xoá nhoà .

 

Ngày ấy, khi vừa tròn 18 tuổi, ông cùng nhiều người con của xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An hăm hở lên đường tham gia quân đội, cầm súng bảo vệ vùng trời quân khu IV của ta. Thế rồi một năm sau đó, đáp ứng yêu cầu tình hình lúc bấy giờ, ông được đơn vị cử theo học bác sĩ ở Học viện Quân y tại Hà Đông - Hà Nội. Kể chuyện xưa bằng giọng bồi hồi, ông bảo: Sống trong thời kỳ chiến tranh, đạn bom khốc liệt, ranh giới giữa sự sống và cái chết mong manh, khao khát tiếp tục cầm súng, phục vụ chiến dịch luôn thôi thúc ông suốt thời gian học Đại học. May mắn là vào những năm cuối của khóa học, ông được cùng các bác sĩ “quân hàm xanh” tiến vào mặt trận phía Nam...

 

Tại chiến trường, ông không chỉ đảm nhiệm việc chăm sóc cứu chữa thương binh, phục vụ bộ đội mà còn trực tiếp cầm súng bảo vệ những người bị thương của ta trong trận chiến. Thời gian phục vụ chiến đấu, đối mặt với không ít hiểm nguy nhưng ông vẫn bám sát chiến trường, tận tâm, tận lực, cứu chữa, lo cho sức khoẻ đoàn quân giải phóng. Thời kỳ chiến đấu gian khổ, các loại thuốc, vật tư y tế đảm bảo công tác cứu thương thiếu thốn mọi bề. Làm bác sỹ quân y thời chiến, ông tự nhủ phải khắc phục điều kiện gian khổ đảm bảo việc trị thương, cứu chữa cho người bệnh. Đôi tay ông đã thực hiện hàng chục kíp mổ cứu sống bộ đội bị thương, chăm sóc giúp hàng trăm thương, bệnh binh bình phục.

 

Hoà Bình lập lại nhưng người bác sĩ mang “quân hàm xanh” này vẫn đau đáu vì tình hình biên giới Tây Nam vẫn chưa yên. Ông xung phong tiếp tục bảo vệ, phục vụ thương, bệnh binh tại chiến trường Cam Pu Chia vào những năm 1976, 1977. Chiến tranh biên giới phía Bắc bùng nổ, một lần nữa bác sĩ quân y Phan Văn Kiệm với quân hàm đại uý công tác tại Tổng cục Hậu cần lại tham gia phục vụ bộ đội tại tỉnh Lạng Sơn, cần mẫn và tận tuỵ với công việc chăm lo cho sức khoẻ bộ đội. Những năm sau đó, ông được Vụ Quân y - Tổng cục Hậu cần phân công vừa phục vụ khám chữa bệnh vừa làm nhiệm vụ huấn luyện tại trường Trung học Quân y và Viện Quân y 105 đóng tại Sơn Tây.

 

Năm 1988, ông chuyển ngành và được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện vùng cao Đà Bắc. Kiến thức chuyên môn cùng với kinh nghiệm của một bác sỹ từng trải qua cuộc chiến đã giúp ông từng bước trưởng thành, hoàn trọng trách chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân. 11 năm gắn bó với nơi đây, ông đã đi tới khắp mọi bản làng, vượt bao chặng đường vất vả, xa xôi để phục vụ khám, chữa bệnh cho bà con. Cứu chữa hàng trăm trường hợp bệnh hiểm nghèo, phẫu thuật hàng trăm ca phức tạp là những công việc thầm lặng mà người lương y này luôn dốc sức hoàn thành.

 

Năm 1999 khi Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh thành lập, ông được bổ nhiệm làm giám đốc Bệnh viện, cùng tập thể xây dựng bệnh viện ngày càng phát triển, nâng cao công tác khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân. Cũng tại đây, ông dành thời gian nhiều hơn cho việc trau dồi, cập nhật kiến thức đồng thời tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học bấy lâu ấp ủ, cho ứng dụng vào thực tiễn của Bệnh viện. Nhiều đề tài của ông được đánh giá cao như đề tài ứng dụng các bài thuốc nam của tỉnh Hoà Bình để nâng cao sức khoẻ người cao tuổi; điều trị trĩ hậu môn bằng phương pháp YHCT kết hợp Y học hiện đại...

 

Được góp mặt cuộc chiến hào hùng của dân tộc, âm thầm đi cạnh những chiến công của bộ đội ta, với ông đó mãi là kỷ niệm đẹp nhất, là ký ức rất đỗi tự hào. Dù phục vụ bộ đội, thương, bệnh binh hay phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, ông luôn là tấm gương sáng về “y đức”, giữ vững phẩm chất của một lương y và danh hiệu thầy thuốc ưu tú được Chủ tịch nước phong tặng.                                                                                           

 

                                                                                    Bùi Minh     

 

Các tin khác


Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Thủy

Sáng 6/5, tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Yên Thủy. Dự hội nghị TXCT có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Đổi mới công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi, thời gian qua, công tác dân vận ở vùng ĐBDTTS được hệ thống chính trị các cấp của tỉnh chú trọng thực hiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục