Đại biểu Vũ Hồng Anh (Hà Nội) thảo luận tại hội trường

Đại biểu Vũ Hồng Anh (Hà Nội) thảo luận tại hội trường

Sáng 23/10, Quốc hội làm việc tại Hội trường, nghe Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tố tụng hành chính và thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật này. Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu chủ trì phiên họp.

Dự án Luật Tố tụng hành chính đã được các đại biểu Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XII (tháng 6/2010). Sau Kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội.

Luật Tố tụng hành chính được chỉnh lý gồm 17 Chương và 264 Điều, quy định về những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hành chính; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan; trình tự thủ tục khởi kiện và giải quyết vụ án hành chính, thi hành án hành chính.

Dự thảo Luật Tố tụng hành chính trình Quốc hội xem xét thông qua gồm 17 Chương, 264 Điều, tăng hơn so với dự thảo trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 là 4 Chương, 101 Điều.

Thảo luận tại Hội trường, các đại biểu tập trung cho ý kiến về các nội dung: Khởi kiện vụ án hành chính; phát biểu của kiểm sát viên tại phiên toà; phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm; cơ chế kiến nghị và xem xét lại quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao (NDTC); vấn đề quản lý nhà nước về thi hành án hành chính; việc bổ sung Điều 262 của dự thảo Luật này để sửa đổi Điều 136 và Điều 138 của Luật Đất đai để giải quyết vấn đề không thống nhất giữa Luật Đất đai, Luật Khiếu nại tố cáo và khởi kiện về đất đai…

Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) đề nghị nên cân nhắc kỹ quy định đối với lĩnh vực tố tụng hành chính, song lại tán thành về sự cần thiết có quy định xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao trong lĩnh vực hình sự và dân sự.

Về sự tham gia, phát biểu của kiểm sát viên (KSV) tại phiên tòa sơ thẩm, các đại biểu Lê Minh Hiền (Khánh Hòa) và một số đại biểu khác cho rằng, nếu KSV đã dự và phát biểu thì cần phải thể hiện cả quan điểm của mình về nội dung bản án, chứ nếu chỉ phát biểu về việc tuân thủ pháp luật trong quá trình xét xử thì không thật sự cần thiết. Ngược lại, đại biểu Mã Điền Cư (Quảng Ngãi) đồng tình với quy định như dự thảo luật là KSV chỉ phát biểu về việc tuân thủ pháp luật trong quá trình xét xử, không phát biểu về nội dung bản án, đại biểu Cư cho rằng, nếu phát hiện thấy bản án có sai sót, Viện Kiểm sát vẫn có quyền kháng nghị. Đại biểu Vũ Hồng Anh (đoàn Hà Nội) nêu ý kiến, Điều 161 quy định về phát biểu của kiểm sát viên: “Tại phiên toà sơ thẩm, kiểm sát viên chỉ nên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật của người thi hành tố tụng, người tham gia tố tụng, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án” là hợp lý. Bởi theo đại biểu, KSV không nên phát biểu về quan điểm giải quyết vụ án. Quy định như thế sẽ phù hợp với vai trò kiểm sát hoạt động tư pháp, bảo đảm tính độc lập của thẩm phán trong hoạt động xét xử cũng như tính khách quan của phiên toà.

Đại biểu Vũ Hồng Anh ( Hà Nội) đề nghị bổ sung vào Khoản 1, Điều 228 và Khoản 1, Điều 237 quy định: Bộ trưởng Bộ Tư pháp cũng có quyền kiến nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án NDTC vì đây là cơ chế đặc biệt, sửa sai quyết định bản án của Toà án liên quan đến lĩnh vực quản lý Nhà nước, có đối tượng là quyết định hay quy định hành chính. Bộ trưởng Bộ Tư pháp là cơ quan giúp Chính phủ trong việc bảo đảm tính hợp pháp, tính thống nhất của các văn bản do Chính phủ và các cơ quan Chính phủ ban hành, trong đó có các quyết định hành chính.

Tại phiên toà phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, KSV có thể phát biểu cả về nội dung vụ án và việc tuân theo pháp luật của người thi hành tố tụng, người tham gia tố tụng. Việc phát biểu của kiểm sát viên lúc này một mặt để kiểm sát hoạt động tư pháp, mặt khác nhằm bảo vệ quyết định kháng nghị trong trường hợp Viện Kiểm sát có kháng nghị.

Về việc phân định thẩm quyền giữa các cấp Toà án, đại biểu Võ Thị Thuý Loan ( Tiền Giang) cho rằng: Dự thảo Luật không có khoản nào quy định rõ thẩm quyền của Toà án NDTC mà chỉ quy định thẩm quyền của Toà án cấp tỉnh, huyện. Vì vậy, đại biểu này đề nghị, Luật nên có khoản chỉ rõ, Toà án NDTC không chỉ là cấp phúc thẩm, mà còn là cấp giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các quyết định giải quyết vụ án hành chính của các toà án nhân dân các cấp.

Về chức năng quản lý nhà nước trong việc thi hành án, đại biểu Mã Điền Cư ( Quảng Ngãi) nhất trí với nhiều đại biểu cho rằng, thực tế hiện nay, nên giao cho Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc quản lý nhà nước về thi hành án, giao cho cơ quan thi hành án cấp trên giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện.

Chiều 23/10, các đại biểu Quốc hội tiếp tục làm việc tại Hội trường, nghe Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật thanh tra (sửa đổi) và thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật trên./.

                                                                     Theo Báo ĐCSVN

Các tin khác


Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục