Điều tra hộ nghèo, cận nghèo giai đoạn 2010 – 2015 làm căn cứ cho việc thực hiện chính sách đảm bảo an sinh xã hội

Điều tra hộ nghèo, cận nghèo giai đoạn 2010 – 2015 làm căn cứ cho việc thực hiện chính sách đảm bảo an sinh xã hội

(HBĐT) - Điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo theo tiêu chí mới giai đoạn 2010 – 2015 có ý nghĩa quan trọng nhằm thu thập thông tin về thực trạng, điều kiện sống cũng như mức thu nhập bình quân đầu người để từ đó làm cơ sở, căn cứ cho thực hiện các chế độ, chính sách đảm bảo an sinh xã hội đối với hộ nghèo. Vì vậy, cuộc điều tra lần này không chỉ đòi hỏi đúng về tiến độ, thời gian mà cần đảm bảo chính xác, công bằng, khách quan.

 

Ông Đặng Xuân Tửu, Trưởng phòng Bảo trợ xã hội - Sở LĐ- TB&XH cho biết: Theo kế hoạch, thời gian điều tra tương đối ngắn, chỉ trong vòng cuối tháng 10 đến hết tháng 11 trong khi đối tượng điều tra lớn do đối tượng được mở rộng bao gồm toàn bộ các hộ gia đình đã sinh sống trên địa bàn của thôn, xóm, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh từ 6 tháng trở lên không phụ thuộc tình trạng hộ khẩu (có hay không) và tình trạng cư trú (đăng ký thường trú, tạm trú hoặc thậm chí không đăng ký). Mặt khác, yêu cầu của cuộc điều tra là từng thôn, bản phải xác định được chính xác số hộ nghèo, cận nghèo để theo dõi quản lý. Tuy nhiên, theo tiêu chí đánh giá mới sự chênh lệch giữa hộ nghèo và cận nghèo không quá lớn, cách nhau chỉ 1.000 đồng. Khu vực nông thôn thu nhập từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo, thu nhập 401.000 đồng/người/tháng là hộ cận nghèo đối với nông thôn. Tương tự, ở thành thị thu nhập từ 500.000 đồng/người/tháng là hộ nghèo, thu nhập 501.000 đồng/người/tháng là hộ cận nghèo. Chính vì sự chênh lệch không đáng kể này nên không tránh khỏi cảm tính trong quá trình điều tra và thực tế không tránh khỏi trường hợp số liệu chỉ đúng ở thời điểm điều tra. Đó là những thách thức với quá trình điều tra hộ nghèo, cận nghèo giai đoạn 2010 – 2015.

 

Theo ông Nguyễn Thanh Thuỷ, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, để đảm bảo hoàn thành điều tra theo đúng tiến độ và tính chính xác, cuộc điều tra lần này có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trực tiếp là các điều tra viên của ngành thống kê, các hội, đoàn thể. Ngoài ra, quy trình điều tra cũng có nhiều khác biệt. Trước tiên, các điều tra viên quan sát tình hình tài sản, đặc điểm của hộ gia đình tại địa bàn, khảo sát thu nhập từ đó phân loại nhanh hộ gia đình. Sau khi có danh sách phân loại hộ gia đình theo danh sách dự kiến hộ nghèo từ quá trình quan sát điều tra tài sản, các tổ điều tra viên lấy ý kiến  khu dân cư về các hộ nghèo, cận nghèo.

 

Tính đến thời điểm này, các huyện, thành phố đều đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn toàn bộ quy trình điều tra tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giai đoạn 2010 – 2015. Các huyện, thành phố thành lập ban chỉ đạo điều tra cấp huyện, cấp xã và các tổ điều tra viên tại cơ sở.  Sau khi quy hoạch các hộ nghèo, cận nghèo tại cơ sở, các tổ điều tra viên tiến hành niêm yết danh sách công khai tại UBND xã để lấy ý kiến các hộ còn lại.  

 

Dựa vào những hướng dẫn dự báo tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới, ngành LĐ-TB&XH đã phối hợp với một số ban, ngành tiến hành dự báo tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh là 28 – 30%, cận nghèo là 27 – 29%. Trong đó, huyện Đà Bắc có tỷ lệ dự báo cao nhất 57% hộ nghèo, Kim Bôi 56%, Lạc Sơn 49%. Trao đổi về vấn đề này, ông Thuỷ cho biết: dự báo tỷ lệ hộ nghèo dựa trên những số liệu tính toán từ tỷ lệ hộ nghèo cũ. Tuy nhiên, thực tế điều tra còn những phát sinh mới. Vì vậy, trong điều tra, Sở LĐ- TB&XH cùng các ngành, đoàn thể trong Ban chỉ đạo điều tra hộ nghèo đã thường xuyên giám sát điều tra đảm bảo công tác này diễn ra đúng quy trình, tiến độ và đặc biệt là chính xác đúng đối tượng, tránh trường hợp cố tình khai hộ nghèo để hưởng trợ cấp.

                                                                                

                                                                        Phương Linh

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động tỉnh

Chiều 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.

Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục