Xã Thu Phong (Cao Phong) mở rộng diện tích trồng mía cho thu nhập cao

Xã Thu Phong (Cao Phong) mở rộng diện tích trồng mía cho thu nhập cao

(HBĐT) - Chưa đầy 10 năm kể từ khi chia tách từ huyện Kỳ Sơn, vậy mà giờ đây, Cao Phong đã có sức sống mới với hệ thống cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ. Vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả từng bước hình thành và phát triển. Nhiều dự án CN - TTCN đã đi vào hoạt động, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Theo đó, bộ mặt nông thôn ngày thêm đổi mới, đời sống của nhân dân được nâng cao... Kết quả này bắt nguồn từ những chỉ thị, nghị quyết đã thực sự soi sáng lòng dân.

 

Trong nhiệm kỳ 2005 - 2010, BCH, BTV Huyện ủy Cao Phong đã ban hành 25 nghị quyết (trong đó có 8 nghị quyết chuyên đề), 25 chỉ thị, 4 chương trình hành động, 69 kế hoạch cùng nhiều văn bản quan trọng khác để tổ chức chỉ đạo, điều hành thực hiện thành công Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV và các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

 

Nổi bật là lãnh đạo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế. Đặc biệt, phát huy tiềm năng, lợi thế của huyện có địa hình thuận lợi, đất đai màu mỡ cho phát triển các loại cây trồng, nhất là cây CN có giá trị kinh tế cao phục vụ SX chế biến tạo thành hàng hóa đặc sản. 5 năm qua, Huyện ủy Cao Phong đã ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả 4 nghị quyết chuyên đề về phát triển nông nghiệp như: Nghị quyết về phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp; về phát triển chăn nuôi giai đoạn 2006 - 2010; về phát triển kinh tế rừng giai đoạn 2009 - 2015, định hướng đến năm 2020 và tăng cường lãnh đạo thực hiện nghị quyết, chương trình hành động của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp, nông thôn.

 

Để nghị quyết đến nhân dân, Huyện ủy đã chỉ đạo các ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tạo bước chuyển biến cơ bản về  nhận thức của người dân trong tập quán SX. Tăng cường chuyển đổi cơ cấu kinh tế ngay trong ngành nông nghiệp theo hướng từng bước cân đối giữa giá trị ngành trồng trọt với giá trị ngành SX lâm nghiệp và chăn nuôi. Đồng thời, cấp ủy, chính quyền đã tập trung lãnh đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như chỉ đạo quyết liệt rà soát quy hoạch sử dụng đất nông, lâm nghiệp; chuyển diện tích ruộng 1 vụ sang trồng cây công nghiệp, cây ăn quả mà huyện có thế mạnh như mía tím, cam... gắn với thu hút đầu tư phát triển CN chế biến và tìm kiếm thị trường. Qua đó, tổng diện tích gieo trồng tăng nhanh. Năm 2010 đạt 7.400 ha (tăng hơn 1.400 ha so với năm 2005). Trong đó, diện tích cây mía đạt 2.400 ha, cây ăn quả 850 ha (riêng diện tích cam các loại đạt 600 ha với sản lượng ước đạt khoảng 10.000 tấn). Hiện tại, toàn huyện có khoảng 55% diện tích đất canh tác cho thu nhập bình quân đạt 100 triệu đồng/ha. Có hàng trăm trang trại và hộ gia đình đạt giá trị trên 300 triệu đồng/ha. Cũng có không ít hộ thu nhập từ cam và mía đạt trên 1 tỷ đồng/năm. Thương hiệu cam và mía Cao Phong đang dần khẳng định thương hiệu trên thị trường trong nước.

 

Song song với phát triển nông nghiệp bền vững, cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển CN - TTCN, phát triển dịch vụ, du lịch gắn với bản sắc văn hóa dân tộc, tạo bước chuyển biến cơ bản trong cơ cấu kinh tế. Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 11 về phát triển CN-TTCN, thu hút đầu tư giai đoạn 2007 - 2010 và định hướng đến 2015. Tạo điều kiện thuận lợi để kêu gọi các nhà đầu tư thông qua quy hoạch quỹ đất, đẩy mạnh GPMB, ưu đãi cho vay vốn... Nhờ đó đến giữa năm 2010, toàn huyện đã có 10 dự án đầu tư lớn vào các lĩnh vực CN, du lịch và lâm nghiệp với tổng số vốn đăng ký khoảng 600 tỷ đồng. Cùng với đó, huyện đã hoàn thành quy hoạch chi tiết cụm CN tại xã Tây Phong; có chính sách khuyến khích khôi phục, phát triển các ngành nghề mây - tre đan, làm chổi chít, trồng nấm rơm...; thúc đẩy các hoạt động thương mại, dịch vụ; quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng cho hoạt động du lịch đã mang lại kết quả bước đầu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của huyện. Năm qua, giá trị SXCN-TTCN trên toàn huyện ước đạt trên 22 tỷ đồng. Tổng mức lưu chuyển các loại hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội ước đạt 70,5 tỷ đồng. Dự kiến toàn huyện thu hút trên 94.000 lượt khách đến thăm quan, du lịch.

 

Đưa nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống, kinh tế huyện Cao Phong đang trên đà khởi sắc với mức tăng trưởng bình quân đạt 13,48%; cơ cấu kinh tế ngành nông-lâm nghiệp chiếm 50%, CN-TTCN-xây dựng cơ bản đạt 28% và dịch vụ - du lịch đạt 22%. Năm 2010, huyện có thu nhập bình quân đầu người ước đạt 12,7 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 12%. Với kết quả này đã tạo tiền đề vững chắc để huyện Cao Phong thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển theo hướng nông thôn mới và trở thành huyện có mức phát triển khá của tỉnh vào năm 2015 như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã đề ra.

 

 

                                                                                     Hoàng Nga

 

Các tin khác


Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục