Việc ban hành Luật Thủ đô là cần thiết nhằm tạo cơ sở pháp lý để xây dựng Thủ đô phát triển. Tuy nhiên, các cơ chế đặc thù cụ thể được nêu trong dự thảo Luật cần chứng minh được tính khả thi, ổn định, hợp lý khi triển khai thực hiện.

 

Hôm nay (15/2), dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) thảo luận, cho ý kiến về dự thảo Luật Thủ đô, trong đó tập trung vào các cơ chế đặc thù dành cho Hà Nội.

Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Ảnh Chinhphu.vn
Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Ảnh Chinhphu.vn

Thủ đô cần cơ chế đặc thù

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Thủ đô của UBTVQH cho rằng cần thiết phải ban hành Luật Thủ đô nhằm tạo cơ sở pháp lý để xây dựng, quản lý và phát triển Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại, tiêu biểu cho cả nước.

Tuy nhiên, về những cơ chế, chính sách đặc thù được đề xuất trong dự thảo Luật, nhiều ý kiến băn khoăn, một số cơ chế, chính sách hoặc chưa rõ ràng, cụ thể, chỉ nêu mục tiêu hướng tới của các cơ chế hoặc chưa thực sự có tính đặc thù.

Do đó, qua nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 vừa qua, UBTVQH đã cho rà soát lại các cơ chế, chính sách để chỉnh lý lại theo một số nguyên tắc lớn.

Đó là, phải thực sự là cơ chế, chính sách đặc thù mà với các cơ chế, chính sách hiện hành không thể giải quyết được những vấn đề đặt ra cho Thủ đô, đồng thời phải bảo đảm tính ổn định, hợp lý, khả thi và trong khuôn khổ quy định của Hiến pháp.

Do các cơ chế, chính sách đặc thù hầu hết là khác với các quy định trong các đạo luật hiện hành, cho nên để có thể triển khai thi hành được sau khi Luật Thủ đô được ban hành, cần phải quy định rõ tối đa ngay trong Luật này cơ chế, chính sách đặc thù. Chỉ những vấn đề nào đòi hỏi phải quy định rất cụ thể, chi tiết thì mới giao cho các cơ quan khác theo thẩm quyền.

Tán thành tăng mức xử phạt trong bốn lĩnh vực

Về những quy định đặc thù cụ thể, UBTVQH tán thành nhiều quy định trong dự thảo Luật như cơ chế chính sách về tài chính, áp dụng các mức xử phạt cao hơn các địa phương khác trong bốn lĩnh vực như đất đai, môi trường, xây dựng và giao thông vận tải, bổ sung việc quản lý dân cư chặt chẽ hơn như là một giải pháp cần thiết kết hợp với các giải pháp khác nhằm giãn bớt số lượng dân cư cư trú trong nội thành.

Vì vậy, UBTVQH cho rằng, cần giữ điều kiện đăng ký thường trú tại các quy định như dự thảo Luật đối với khu vực nội thành, nhằm hạn chế quá tải về hạ tầng, dịch vụ, bởi đây là sức ép lớn đối với chính quyền Thủ đô hiện nay.

Đối với quy hoạch Thủ đô, UBTVQH cho rằng, bên cạnh việc quy định trách nhiệm của Hà Nội còn quy định trách nhiệm của Trung ương trong việc giải quyết quy hoạch của Thủ đô và đầu tư nguồn ngân sách Trung ương cho việc xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật quan trọng của Thủ đô.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Ngân sách Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh Lê Quang Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng Trương Thị Mai tán thành với quy định của dự thảo Luật về cơ chế đặc thù về tài chính, đất đai, hạ tầng đô thị và y tế.

Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng cần tiếp tục làm rõ cơ chế đặc thù để có giải pháp cụ thể, bởi một số cơ chế nêu trong dự thảo Luật đã được quy định một số đạo luật khác như Luật Giao thông đường bộ, Luật Ngân sách nhà nước…

 

                                              Theo LaoDong

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Thủy

Sáng 6/5, tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Yên Thủy. Dự hội nghị TXCT có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục