Đội văn nghệ khối I- Phường Phương Lâm chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày Quốc khánh 2/9.

Đội văn nghệ khối I- Phường Phương Lâm chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày Quốc khánh 2/9.

(HBĐT) - Trong những ngày thu tháng 8, đứng trên Tượng đài Bác Hồ nhìn xuống, thành phố Hòa Bình trải rộng trong một màu đỏ với cờ hoa rực rỡ. Từ phường Phương Lâm, Đồng Tiến sang Hữu Nghị, vào xã Dân Chủ... nhà nhà đều náo nức chuẩn bị đón Tết Độc lập. 66 năm kể từ mùa thu lịch sử ấy với người dân thành phố Hòa Bình, Quốc khánh 2/9 không còn mang ý nghĩa kỷ niệm đơn thuần mà đã thực sự trở thành ngày tết, ngày hội của cả cộng đồng.

 

Gặp gỡ ông Nguyễn Văn Ngôn, 85 tuổi, tổ 4, phường Phương Lâm (TPHB) người đã từng trải qua  cuộc sống khổ cực dưới chế độ thực dân, phong kiến và những ngày đầu giành chính quyền cách mạng, chúng tôi hiểu sâu sắc hơn Tết Độc lập có ý nghĩa đặc biệt như thế nào với đồng bào các dân tộc ở đây. ông kể: Trước những năm 1945, sống dưới chế độ lang đạo hà khắc, người dân TPHB khổ cực trăm bề. Với chế độ đi xâu, đi nõ, người nông dân từ lúc ngâm mạ đến lúc lúa khô đổ bồ đều phải ăn cơm nhà, nai lưng gánh vác việc nhà lang.  

Đi theo tiếng gọi của Đảng, Bác Hồ,  hòa chung khí thế cách mạng của cả nước, đúng 10 giờ sáng ngày 23/8, nhân dân TPHB cùng hai đoàn quân khởi nghĩa từ chiến khu Mường Khói và Thạch Yên đã nhập lại làm một, kéo ra thị xã tỉnh lỵ chiếm các công sở rồi tụ tập tại sân vận động. Tại đây, nhân dân khắp nơi đã hân hoan phấn khởi chào đón UB quân sự cách mạng và tiến tới thành lập UB Hành chính lâm thời. Cũng chỉ ít ngày sau, người dân thị xã Hòa Bình được hưởng niềm vui ngày Độc lập - Quốc khánh 2/9 trọn vẹn.   

Cũng như nhiều miền quê khác, đối với người dân thành phố Hòa Bình hôm nay, Tết Độc lập luôn có một ý nghĩa đặc biệt gắn với niềm vui của cả dân tộc. Mấy ngày qua, ngôi nhà sàn của ông Bạch Công Sình ở tổ 3 - phường Phương Lâm vui nhộn tiếng đàn, tiếng hát. ở đó, đội văn nghệ của khối 1B - phường Phương Lâm đang náo nức luyện tập để giao lưu văn nghệ kỷ niệm Quốc khánh 2/9. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 2/9, tổ dân phố ở đây không thể thiếu những tiết mục văn nghệ để phục vụ nhân dân.  

Còn đối với bà Bùi Thị Trưng, tổ 3, phường Phương Lâm những ngày này lại bận rộn hơn với việc chuẩn bị mâm cỗ để cúng tổ tiên. Ngày nay, cuộc sống sung túc, việc chuẩn bị một mâm cỗ đơn giản hơn nhiều nhưng đã thành lệ, bà vẫn luôn ý thức nhắc nhở con cháu giữ lấy truyền thống. Bà Trưng cho biết: Vào ngày này phải có gà, xôi và bánh cổ truyền dâng lên bàn thờ tổ tiên có treo ảnh Bác Hồ ở nơi trang trọng nhất. Như vậy để cầu mong ấm no, hạnh phúc sẽ đến với mọi nhà.  

Khác với ngày Tết Nguyên đán, Tết Độc lập với đa số người dân tộc Mường ở thành phố Hòa Bình không thể thiếu được món bánh uôi truyền thống. Tùy ở mỗi miền, bánh uôi được làm bằng nguyên liệu khác nhau nhưng có một đặc điểm chung là trong một chiếc bánh nhưng phải có hai phần quấn lại với nhau. Là người Mường gốc ở Lạc Sơn chuyển ra Hòa Bình công tác đã nhiều năm nhưng với cô Bùi Thị Trinh,  tổ 3 - phường Phương Lâm thì bánh uôi được làm khá đặc biệt. Lá bương được lấy về bó thành từng cặp, rửa sạch, lau khô. bột gạo nếp, lạc rang giã nhuyễn trộn lại thành bánh rồi quấn trong lá bương, đem đồ. Đến khi ăn có vị dẻo của nếp, giòn, thơm của lạc quyện lẫn với mùi lá bương rất thú vị. Cũng có nơi, bánh uôi được gói bằng lá chuối, bột gạo trộn với chuối chín hoặc có nhân đậu, nhân thịt bên trong. Ngày 2/9, con cháu đi làm ăn xa nhưng đều về quê ăn tết và món bánh uôi là một thứ quà không thể thiếu như một lời cầu mong giản dị tình yêu hạnh phúc sẽ đến với mọi nhà.   

Tết Độc lập năm nay, nhân dân thành phố Hòa Bình càng phấn khởi hơn nữa, đánh dấu năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp. Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, thành phố đã từng bước nỗ lực vượt qua những khó khăn và giành được những thành tựu to lớn trong phát triển KT-XH. Đến nay, trong cơ chế mới với đường lối đổi mới, thành phố Hòa Bình đã tận dụng lợi thế, đa dạng nền kinh tế, xóa đói - giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Người dân thành phố thi đua thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, xây dựng thành phố xanh - sạch - đẹp.                      

 

                                                                       Phương Linh 

 

Các tin khác


Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục