(HBĐT) - Sáng ngày 22/8/1945, Bác Hồ rời Tân Trào về Hà Nội. Giữa bao công việc bề bộn, trong tay lại không có một tài liệu gì thế mà Bác đã viết nên bản Tuyên ngôn độc lập, áng văn lập quốc nổi tiếng.

 

Mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập, Bác trích dẫn hai bản Tuyên ngôn của Mỹ và Pháp vì Bác luôn gắn liền cách mạng của nhân dân Việt Nam với những cuộc cách mạng tiến bộ của thế giới và khẳng định rằng Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của Việt Nam cũng là một cột mốc cho sự phát triển của lịch sử giải phóng con người. Cũng có thể, với tầm nhìn xa và sự nhạy cảm chính trị của mình, Bác Hồ đã nhận thấy những thế lực sẽ đương đầu với nền độc lập của Việt Nam là ai và Người đã trích dẫn ngay những lý lẽ không thể chối cãi được của chính họ. Song, một điều kỳ diệu, bản Tuyên ngôn nổi tiếng ấy của Việt Nam lại được Bác Hồ viết ở gác hai số nhà 48, Hàng Ngang của một nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô giữa lòng thủ đô Hà Nội.

 

Với sự nghiệp chính nghĩa và uy tín của Bác Hồ đã quy tụ, thu hút hàng chục triệu nhân dân lao động mà còn được sự ủng hộ của tất cả các tầng lớp xã hội, tôn giáo. Cách mạng tháng Tám đúng là ngày hội của quần chúng và chỉ chưa đầy nửa tháng, chính quyền cả nước đã về tay nhân dân trên một đất nước dài hàng nghìn cây số.

 

Bản Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện chính trị quan trọng, một bản hùng ca, một hành trang tinh thần của cả một dân tộc mà Bác Hồ đã viết trong những   ngày bộn bề, nước sôi lửa bỏng một cách khúc triết, cô đọng với 1.025 từ.

 

Mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập, Bác bắt đầu bằng lời khẳng định một nguyên lý cơ bản: “Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc...”. Đó là những lẽ phải hùng hồn không ai có thể chối cãi được.

 

Bản Tuyên ngôn độc lập cũng đã dành một phần lớn để nói lên quá trình đấu tranh cách mạng của nhân dân ta chống thực dân Pháp cho tới Cách mạng Tháng Tám, nêu lên tội ác của chúng và bản Tuyên ngôn kết luận: “Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ và lập nên chế độ dân chủ cộng hòa”.

 

Lịch sử đã sang trang, một kỷ nguyên mới bắt đầu. Nhà nước mới ra đời - Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa và cuối cùng bản Tuyên ngôn độc lập kết thúc bằng lời khẳng định mạnh mẽ sáng ngời chân lý:

 

“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy...”

 

Ngày 2/9/1945, cách đây vừa tròn 66 năm tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập tuyên bố với đồng bào cả nước và nhân dân thế giới - một nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời - một chính thể dân chủ cộng hòa đầu tiên ở Đông Nam á.

 

Bản Tuyên ngôn được Bác Hồ viết trong những ngày cuối tháng 8/1945 là một văn kiện lịch sử quan trọng nói lên quá trình đấu tranh cách mạng và quyết tâm của một dân tộc sẵn sàng hy sinh tất cả vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Một văn kiện có ý nghĩa quốc tế, tuyên bố chấm dứt chế độ nô lệ hơn 80 năm của thực dân Pháp và hàng ngàn năm áp bức của vua quan phong kiến đã bị lật đổ. Một thời đại mới, một thời đại mà nhân dân Việt Nam thực sự trở thành người chủ của đất nước mình đã bắt đầu. Những lý lẽ hùng hồn và lòng quyết tâm sắt đá của một dân tộc vì độc lập, tự do đã lay động đến tận tâm can mỗi con người, những con người vừa ra khỏi những đêm dài nô lệ. Đồng bào từ miền xuôi đến miền ngược, đồng bào đa số đến đồng bào thiểu số đều cùng chung số phận nô lệ, bị áp bức, bóc lột được bản Tuyên ngôn độc lập khẳng định cái quyền làm người nên đã truyền đến cho 25 triệu đồng bào một sức mạnh mới.

 

Bản Tuyên ngôn được Bác Hồ viết chỉ với 1.025 từ song với ánh sáng trí tuệ và văn phong giản dị, khúc triết cùng với tình cảm cách mạng mãnh liệt của Người, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết nên bản Tuyên ngôn độc lập nổi tiếng. Đọc Tuyên ngôn độc lập, chúng ta nghe đây là một chân lý vĩnh hằng hợp với lẽ trời và lòng người.

 

Kỷ niệm 66 năm Quốc khánh 2/9, cả dân tộc ta tự hào về Người, càng nhớ ơn Người, một con người “mong manh áo vải, hồn muôn trượng” (như nhà thơ Tố Hữu ca ngợi) đã cống hiến cả cuộc đời cho dân, cho nước.

 

Quảng trường Ba Đình vẫn mãi lung linh hình ảnh Người, nơi Người đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, nay là nơi đồng bào cả nước, nhân loại thế giới đến   chào Người.

 

                                                                        Văn Song (T.T.V)

 

 

Các tin khác


Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục