Đường phố Hòa Bình hôm nay.

Đường phố Hòa Bình hôm nay.

(HBĐT) - Thành phố Hòa Bình tiền thân là thị xã Hòa Bình được thành lập ngày 5/9/1896. Trải qua 125 năm xây dựng và phát triển, thành phố Hòa Bình luôn phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, đi đầu trong các phong trào đấu tranh chống xâm lược và xây dựng, phát triển thành phố trong giai đoạn mới.

 

Những năm trước Cách mạng Tháng Tám, nhân dân thành phố đã tổ chức nhiều cuộc đấu tranh chống lại sự đô hộ của thực dân phong kiến, trong đó, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ngày 23/8/1945. Từ phong trào cách mạng thời kỳ 1939 - 1945, chi bộ Đảng đầu tiên của thành phố và toàn tỉnh được thành lập. Ngày 15/4/1947, thực dân Pháp mở cuộc tiến công chiếm Hòa Bình lần thứ nhất, chúng gấp rút xây dựng hành lang đông - tây, lập “xứ Mường tự trị” chia rẽ khối đoàn kết dân tộc. Với ý chí đoàn kết và lòng quả cảm của cán bộ, chiến sỹ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh nói chung và TP.Hòa Bình nói riêng được khơi dậy, buộc thực dân Pháp phải rút chạy ngày 8/11/1950. Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi. Thành phố Hòa Bình đồng thời thực hiện 2 nhiệm vụ: vừa xây dựng XHCN, vừa chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, chi viện sức người, sức của cho miền Nam ruột thịt góp phần vào sự nghiệp thống nhất nước nhà. Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, con em thành phố đã hăng hái lên đường nhập ngũ, không tiếc xương máu cho lý tưởng hòa bình. Toàn TP đã có 414 liệt sỹ, 458 thương binh, 5 mẹ Việt Nam Anh hùng và hàng ngàn tấn lương thực, thực phẩm, hàng chục vạn ngày công của con em thành phố ủng hộ kháng chiến.

 

Hòa bình lập lại, cùng với nhân dân cả nước, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc thành phố Hòa Bình lại đoàn kết nỗ lực phấu đấu. Ngày 1/4/1976, sáp nhập tỉnh Hòa Bình và Hà Tây thành Hà Sơn Bình. Đến ngày 1/10/1991, tái lập tỉnh Hòa Bình, thành phố Hòa Bình trở lại là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội. Từ năm 1979-  1994, thành phố Hòa Bình trở thành đại công trường xây dựng nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam á. Hàng ngàn gia đình đã nhường lại đất đai phục vụ xây dựng công trình. Nhà máy thủy điện đi vào hoạt động mỗi năm đã cung cấp cho cả nước 8 tỷ KW/h điện.

 

Trong thời kỳ đổi mới, cán bộ, nhân dân các dân tộc TP.Hòa Bình luôn nhận thức sâu sắc, đúng đắn về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự đồng lòng, chung sức của các cấp, ngành, địa phương, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp tích cực triển khai, thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách phát triển KT-XH. Nhờ đó, nhiệm kỳ 2005 - 2010, thành phố Hòa Bình có tổng vốn đầu tư xã hội đạt trên 4.600 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN đạt 1.353 tỷ đồng. Trong 59 công trình được đầu tư với tổng mức kinh phí gần 1.000 tỷ đồng có 27 công trình giao thông được xây dựng đồng bộ và hiện đại. Chắc hẳn, nhân dân của khu bờ trái sông Đà sẽ rất phấn chấn, tự hào về đại lộ Thịnh Lang, đường Trần Quý Cáp, đường Trương Hán Siêu, Hữu Nghị thênh thang, rộng mở. Đêm đêm, dưới ánh điện cao áp, các trung tâm thương mại  AP-PLAZA, siêu thị điện máy Elecvina, siêu thị Vì Hòa Bình lại nhộn nhịp, tấp nập người mua, người bán. Đến nay, mạng lưới thương mại trên địa bàn phát triển với trên 4.600 cơ sở kinh doanh, tăng 1.800 cơ sở so với năm 2005, nâng tỷ trọng ngành thương mại,  dịch vụ chiếm 54%. Các mặt hàng vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng, đặc biệt là quảng bá du lịch được quan tâm. Bên cạnh đó, các ngành sản xuất công nghiệp - xây dựng, nông - lâm nghiệp, thủy sản được đẩy mạnh. Nhờ đó, trong 5 năm (2005-  2010), đã giải quyết việc làm cho trên 20.000 lao động, nâng tổng thu nhập ước đạt gần 24 triệu đồng/người/năm vào năm 2011. Cùng với sự phát triển của kinh tế, công tác y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, chính sách xã hội được quan tâm đầu tư, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

 

Năm 2011 là năm đầu tiên của nhiệm kỳ 2010 - 2015, với những thành công của Đại hội Đảng bộ lần thứ XX, thành phố Hòa Bình đang là điểm đến hấp dẫn thu hút các nguồn vốn nước ngoài. Với truyền thống anh hùng và những nền tảng vững chắc đã tạo dựng được cùng các dự án đã, đang triển khai như: dự án thoát nước và xử lý nước thải vốn ODA  Cộng hòa Liên bang Đức, dự án xây dựng đường cao tốc Hòa Lạc-  thành phố Hòa Bình, dự án đường 434 nối thành phố với huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) là tiền đề, sức bật cho thành phố tự tin hoàn thành mục tiêu của nhiệm kỳ mới.

                 

 

                                                              Hồng Nhung

 

 

Các tin khác

Huyện Tân Lạc và ngành chức năng huy động nhân lực, thiết bị  hạ đường tràn thoát nước xử lý sự cố hồ Vưng, xã Đông Lai.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lắng nghe ý kiến của cử tri
Không có hình ảnh
Mường Vang - vùng đất nổi tiếng với cơm, lúa dẻo, thơm ảnh: Nhân dân Mường Vang thu hoạch lúa vụ mùa năm 2011.

VN khẳng định chính sách đối ngoại chủ động hội nhập

Từ ngày 23-28/9, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã dẫn đầu Đoàn Đại biểu Việt Nam tham dự Phiên thảo luận chung của Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 66 và một số hoạt động bên lề tại New York, Mỹ.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp doanh nghiệp hàng đầu Singapore

* Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu chuyến thăm Hà Lan

Ngày 27-9, tiếp tục chuyến thăm cấp Nhà nước tới Singapore, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp cựu Thủ tướng Goh Chok Tong.

Lạc Sơn lan tỏa sâu rộng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

(HBĐT) - Sau hơn 4 năm triển khai Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, việc “học tập” và “làm theo” tấm gương đạo đức của Bác đã trở thành nội dung sinh hoạt chính trị thường xuyên ở các cơ quan, đơn vị, ngành, đoàn thể ở huyện Lạc Sơn.

Dân “ tạm ứng” mặt bằng thi công đường 12B

(HBĐT) - Dự án đường 12 B đoạn km 18- km 74+ 300 được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 3938/QĐ-BGTVT ngày 29/12/2008, chiều dài 29,3 km. Công trình được khởi công xây dựng tháng 9/2010. Đặc biệt, đối với GPMB, người dân đã tạm ứng mặt bằng cho nhà thầu thi công dù chưa nhận được kinh phí chi trả.

Kiên định mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh mục tiêu kiên định trong công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ là tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, duy trì tăng trưởng hợp lý (khoảng 6%). Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ hơn, hỗ trợ vốn cho sản xuất nông nghiệp và các doanh nghiệp vừa và nhỏ...

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hội kiến Tổng thống Xin-ga-po Tô-ni Tan Keng Giam; tiếp cựu Thủ tướng Xin-ga-po Lý Quang Diệu

Nhận lời mời của Tổng thống Xin-ga-po Tô-ni Tan Keng Giam và Phu nhân, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân cùng Ðoàn đại biểu cấp cao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tiến hành chuyến thăm cấp Nhà nước tới Xin-ga-po từ ngày 26 đến 28-9.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục