Đồng chí Hoàng Thị Chiển, UVBTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy trao đổi với đồng bào dân tộc Dao, xã Thống Nhất (TPHB) về công tác xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch - vững mạnh.
(HBĐT) - Nhân kỷ niệm 81 năm ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng (15/10/1930 - 15/10/2011), PV Báo Hòa Bình đã trao đổi với đồng chí Hoàng Thị Chiển, UVBTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy về những đóng góp của công tác dân vận đối với sự phát triển KT -XH của tỉnh trong thời gian qua.
PV: Xin đồng chí đánh giá khái quát một số thành tựu nổi bật trong công tác dân vận của Đảng ở tỉnh ta trong thời gian qua?
Đồng chí Hoàng Thị Chiển: Trước hết có thể khẳng định công tác dân vận của Đảng ở tỉnh ta trong thời gian qua luôn được được cấp ủy các cấp từ tỉnh đến cơ sở coi trọng. Đây cũng là một trong những biện pháp hàng đầu được Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhằm củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc cũng như phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, góp phần giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển, đảm bảo QP -AN, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đã đề ra.
Cùng với đó, hệ thống dân vận của tỉnh đã tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực hưởng ứng và thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt là tuyên truyền về thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV; tuyên truyền, vận động nhân dân các dân tộc trong tỉnh tích cực tham gia bầu cử ĐBQH khóa XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016; triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ và Quyết định số 325/QĐ-UBND ngày 7/3/2011 của UBND tỉnh “Về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội”.
Ban hành văn bản chỉ đạo việc triển khai, thực hiện Quyết định số 290-QĐ/TW ngày 25/2/2010 của BCH Trung ương Đảng và Quyết định số 103-QĐ/TU ngày 23/2/2011 của Tỉnh ủy về việc ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị. Xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện Chương trình hành động số 08-CTr/TU ngày 9/6/2011 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV về công tác dân vận.
Hệ thống dân vận cũng đã tích cực phát huy vai trò tham mưu giúp cấp ủy các cấp kiện toàn BCĐ thực hiện QCDC ở cơ sở và BCĐ phong trào thi đua Dân vận khéo. Xây dựng kế hoạch và phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức khảo sát tình hình thực hiện QCDC trong các loại hình doanh nghiệp; đồng thời tham gia cùng với đoàn khảo sát của Ban chỉ đạo thực hiện QCDC T.Ư tiến hành kiểm tra, khảo sát tình hình thực hiện QCDC ở một số doanh nghiệp của tỉnh; xây dựng kế hoạch và tổ chức khảo sát tình hình thực hiện phong trào thi đua Dân vận khéo ở các huyện Mai Châu, Lạc Sơn và Cao Phong và xây dựng kế hoạch triển khai điểm mô hình “Tổ dân vận cơ sở” tại xã Thượng Bì (Kim Bôi).
Ngoài ra, hệ thống dân vận các cấp cũng đã chủ động phối hợp với các ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể tham mưu cho cấp uỷ sơ, tổng kết các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về công tác dân vận, công tác dân tộc, công tác tôn giáo...; phối hợp với các ban, ngành tham mưu giúp cấp ủy khảo sát, tổng hợp báo cáo tình hình đội ngũ cán bộ dân vận, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và các Hội quần chúng từ tỉnh đến cơ sở.
PV: Trong những năm qua, tỉnh ta đã xây dựng được nhiều mô hình dân vận khéo. Đồng chí đánh giá thế nào về những đóng góp tích cực của phong trào Dân vận khéo trong sản xuất và đời sống KT -XH của tỉnh?
Đồng chí Hoàng Thị Chiển: Trong suốt quá trình lịch sử của cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn xác định lấy dân làm gốc. Bởi vậy, dù ở đâu, bất cứ lúc nào cũng phải coi trọng công tác dân vận. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, 81 năm qua, công tác dân vận luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vận động, tập hợp và huy động các tầng lớp nhân dân, góp phần làm nên những thắng lợi to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong quá trình xây dựng và phát triển, các thế hệ cán bộ làm công tác dân vận của tỉnh ta luôn thấm nhuần lời dạy của Bác: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Thấm nhuần tư tưởng đó, công tác dân vận của tỉnh đã luôn chú trọng hướng về cơ sở với tinh thần gần dân, sát dân để tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tham mưu giúp cấp ủy lãnh đạo và triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển KT -XH; xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể vững mạnh, góp phần giữ vững ANCT - TTATXH ở địa phương. Đặc biệt, trong quá trình triển khai thực hiện, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã chủ động, sáng tạo, có nhiều cách làm hay, hiệu quả tích cực trong xây dựng mô hình, điển hình Dân vận khéo, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Đến nay, sau hơn 2 năm phát động phong trào thi đua Dân vận khéo, các huyện, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc, MTTQ, các đoàn thể nhân dân và các Hội quần chúng đã tích cực hưởng ứng, thực hiện phong trào trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Toàn tỉnh hiện có trên 1.200 mô hình Dân vận khéo ở tất cả các lĩnh vực KT -XH, QP-AN. Trong đó có nhiều mô hình nổi bật và có sức lan tỏa như: “Xây dựng làng bản, văn hoá quốc phòng” của Bộ CHQS tỉnh; “Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở” của huyện Đà Bắc; “Tiếng trống học đêm” của Đoàn thanh niên xã Bao La (Mai Châu); “ổ nhà tự quản” của xã Liên Vũ (Lạc Sơn); “Dòng họ hiếu học” của phường Thịnh Lang (TPHB); “Vận động đồng bào Công giáo sống tốt đời, đẹp đạo” của xã Khoan Dụ (Lạc Thuỷ); “CLB đồng cảm” của xã Hoà Sơn (Lương Sơn); “Cụm liên kết ANTT khu vực giáp ranh”, “Vận động nhân dân tham gia phòng - chống tệ nạn, tội phạm ma túy”... của Công an tỉnh; “Chuẩn hóa cán bộ” của xã Pà Cò (Mai Châu). Có thể nói, phong trào thi đua Dân vận khéo đã thực sự đi vào cuộc sống, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ, tính tích cực, chủ động của nhân dân, huy động được nhiều nguồn lực và lực lượng làm công tác dân vận. Phong trào thi đua Dân vận khéo đã góp phần xóa đói - giảm nghèo, tạo thêm nguồn lực cho phát triển KT -XH, nâng cao đời sống nhân dân; giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức thiết và chính đáng của nhân dân; xây dựng và củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. Đặc biệt, qua phong trào đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm và phong cách dân vận của cán bộ, đảng viên, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác dân vận theo phương châm: “Sâu sát cơ sở, gần dân, trọng dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với dân.
PV: Xin đồng chí cho biết trong những năm tới, ngành dân vận tỉnh có những giải pháp và đặt ra những mục tiêu cụ thể nào nhằm góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp, ngành, địa phương trong toàn tỉnh về công tác vận động quần chúng của Đảng?
Đồng chí Hoàng Thị Chiển: Quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Trong thời gian tới, công tác dân vận của cả hệ thống chính trị tiếp tục tập trung vào tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể đối với công tác dân vận. Đồng thời tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tham mưu cho cấp ủy Đảng, nắm bắt và phản ánh kịp thời nguyện vọng chính đáng của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Tích cực, chủ động sáng tạo và đa dạng hóa các hình thức, phương thức vận động, tập hợp nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền TS -VM. Qua đó, nhằm phát huy tinh thần đoàn kết, gắn bó các dân tộc, tôn giáo, các tầng lớp nhân dân trong toàn tỉnh thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT -XH ở địa phương.
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ đó, trước hết, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã phối hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong hệ thống dân vận và phong trào thi đua Dân vận khéo gắn với thực hiện CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” để phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, góp phần củng cố, nâng cao hệ thống chính trị ở cơ sở.
PV: Xin cảm ơn đồng chí!
Mạnh Hùng (thực hiện)
(HBĐT) - Ngày 14/10, Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã tổ chức gặp mặt kỷ niệm ngày truyền thống các Ban xây dựng Đảng và Văn phòng cấp ủy năm 2011. Dự buổi gặp mặt có các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh qua các thời kỳ.
Chiều 13.10, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội về dự kiến chương trình và các công việc chuẩn bị kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII. Theo dự kiến chương trình, kỳ họp thứ hai, QH khóa XIII sẽ kéo dài trong 27,5 ngày, khai mạc vào sáng 20.10 và bế mạc vào ngày 26.11.
Bà Nguyễn Thị Xuân Phượng vừa được trao tặng huân chương Bắc Đẩu bội tinh vì những đóng góp cho sự hiểu biết sâu sắc hơn giữa Việt Nam và Pháp.
Sáng 13-10, tại Hà Nội, Quân chủng Hải quân đã tổ chức gặp mặt truyền thống nhân kỷ niệm 50 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển.
• Bổ sung quy định về khiếu nại đông người vào Luật (SGGPO).-Nhiều nội dung trong dự án Luật Tố cáo, Luật Khiếu nại đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại phiên họp sáng nay, 12-10.
(HBĐT) - Ngày 14/10, Ban Thường trực UB MTTQ tỉnh đã tổ chức hội nghị bất thường hiệp thương dân chủ cử thay thế chức danh Chủ tịch UB MTTQ tỉnh khóa XIII, nhiệm kỳ 2009 – 2014.