Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh kết luận hội nghị.
(HBĐT) - Sáng 1/11, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị bàn, thảo luận các dự thảo Nghị quyết về phát triển nhân lực tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết phát triển công nghệ thông tin và truyền thông giai đoạn 2011- 2015, định hướng đến năm 2020; báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh ủy về thu hút đầu tư giai đoạn 2006-2010. Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham gia hội nghị có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Đăng Ninh, Nguyễn Văn Dũng; lãnh đạo các sở, ban, ngành hữu quan, Văn phòng Tỉnh ủy, UBND tỉnh.
Các dự thảo nghị quyết và báo cáo tổng kết đánh giá kết quả, thực trạng và đề ra những mục tiêu, giải pháp phát triển lĩnh vực cụ thể. Dự thảo Nghị quyết phát triển công nghệ thông tin và truyền thông đưa ra quan điểm công nghệ thông tin và truyền thông là một trong những động lực phát triển, đạt mục tiêu đến năm 2015 hoàn thành mạng lưới băng thông rộng đến các xã, phường, thị trấn, phủ sóng di động đến 85% dân cư, kết nối internet đến tất cả các trường học; tỷ lệ hộ gia đình có máy vi tính và truy cập internet từ 20-30%; bảo đảm 100% học sinh trung cấp chuyên nghiệp được tạo điều kiện, kiến thức ứng dụng công nghệ thông tin; 100% học sinh phổ thông, trung học sơ sở, 80% học sinh tiểu học được học tin học...
Dự thảo phát triển nguồn nhân lực xác định tạo chuyển biến căn bản và toàn diện về chất lượng nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH và vùng thủ đô, hội nhập kinh tế quốc tế. Phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 45%; có ít nhất 50% chủ doanh nghiệp tham gia các lớp đào tạo, tập huấn các quy định pháp luật liên quan; xây dựng, thu hút và sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước, đội ngũ cán bộ KHKT có năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới của tỉnh...
Dự thảo báo cáo tổng kết Nghị quyết thu hút đầu tư của Tỉnh ủy giai đoạn 2006- 2010 đánh giá khá toàn diện về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển lành mạnh, thu hút đầu tư... thực sự là nghị quyết đi vào cuộc sống, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển dịch cơ cấu của tỉnh. Tỉnh đã xóa điểm trắng phát triển công nghiệp, số thu ngân sách vượt ngưỡng 1.000 tỷ đồng. Đến nay đã có 351 dự án đầu tư với số vốn đăng ký 132 triệu USD và trên 29.000 tỷ đồng, đã có 32,4% tổng số dự án đi vào sản xuất- kinh doanh, gần 2.000 doanh nghiệp. Các chỉ tiêu quy hoạch và diện tích quy hoạch KCN, số lượng các dự án đầu tư trong và ngoài nước, vốn thực hiện đầu tư vượt so với Nghị quyết số 03/NQ-TU. Dự thảo cũng nêu rõ và phân tích những nguyên nhân yếu kém trong thu hút đầu tư, đề ra mục tiêu đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư thời gian tới.
Tại hội nghị, đã có nhiều ý kiến thảo luận liên quan đến cấu trúc, cách trình bày, phân tích thực trạng và khả năng phấn đấu có tính khả thi, các giải pháp và công tác tổ chức thực hiện của các dự thảo nghị quyết. Trong đó đáng chú ý như: Đối với dự thảo nghị quyết phát triển công nghệ thông tin và truyền thông lại chỉ thiên về mảng CNTT, ít đề cập đến truyền thông; nếu các mục tiêu đạt được thì tốt nhưng trên thực tế lại không có tính khả thi. Chẳng hạn, đến năm 2015 phải có 80% học sinh tiểu học được học tin học là không thể thực hiện (hiện chỉ có 20,09% học sinh tiểu học được học tin học). Môn tin học là ngành tự chọn, tiểu học không bố trí giáo viên tin học, nếu thực hiện phải bổ sung giáo viên, không khả thi… Ngành chức năng cho rằng, đến năm 2015, có 50% học sinh tiểu học và 80% học sinh trung học được học tin là hợp lý. Về dự thảo NQ phát triển nhân lực, nhiều ý kiến cho rằng cần quan tâm đến đổi mới phương pháp đào tạo, tăng cường liên kết để đào tạo là giải pháp hữu hiệu giải quyết tình trạng thiếu hụt cán bộ và phù hợp với tỉnh cũng như có chính sách thu hút, sử dụng nguồn cán bộ, sinh viên có trình độ cao về công tác tại tỉnh… Đối với báo cáo tổng kết 5 năm về thu hút đầu tư cần đưa ra mục tiêu có tính cách mạng như: đến năm 2015, số doanh nghiệp của tỉnh lên khoảng 4.000 doanh nghiệp, tăng cường phối hợp giữa các cấp, ngành chức năng, tập trung triển khai các giải pháp cải thiện mạnh môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn đưa các dự án sớm đi vào hoạt động…Hội nghị cũng đã ghi nhận nhiều ý kiến phát biểu của các sở, ngành chức năng đóng góp về bố cục, câu chữ, văn phạm của các dự thảo, báo cáo cho cơ quan soạn thảo.
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng: Các dự thảo NQ và báo cáo có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển KT-XH của tỉnh. Các dự thảo NQ và báo cáo cần đánh giá được những thuận lợi, khó khăn, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp và xác định những mục tiêu, nhiệm vụ phát triển ngành, lĩnh vực, khoa học, tranh thủ được trí tuệ của các sở, ngành chức năng và cả nhà khoa học. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị: Văn phòng Tỉnh ủy, cơ quan soạn thảo khẩn trương xin ý kiến của các các sở, ngành chức năng bằng văn bản, xây dựng các dự thảo nghị quyết, báo cáo làm căn cứ để ban hành và tổ chức thực hiện các nghị quyết chuyên đề, góp phần vào thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, tạo sức bật mới cho KT-XH của tỉnh nhà.
Lê Chung
Trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản, chiều 31/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Yôsihicô Nôđa đã ký Tuyên bố chung Việt Nam-Nhật Bản về Triển khai Hành động trong Khuôn khổ Đối tác Chiến lược vì Hòa bình và Phồn vinh ở châu Á giữa Việt Nam và Nhật Bản. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung:
(HBĐT) - Ngày 31/10, đoàn công tác của HĐND tỉnh do đồng chí Đinh Duy Sơn, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ tại Sở LĐ- TB&XH tỉnh. Tham gia đoàn giám sát có đại diện Công an tỉnh và các Sở: Nội vụ, Kế hoạch- Đầu tư, Y tế, Tài chính...
(HBĐT) - Công ty Rau quả Nông sản Cao Phong (Cao Phong) có 31 CCB. Với bản lĩnh kiên cường của người lính Cụ Hồ, trở về đời thường, những người lính năm xưa lại năng động khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng quê nơi họ đang sinh sống, tìm hướng làm giàu cho bản thân và xã hội.
(HBĐT) - Xã Đồng Ruộng cách trung tâm huyện Đà Bắc 80 km, là nơi sinh sống của 513 hộ gia đình với 2.116 nhân khẩu. Cho đến nay, cuộc sống của người dân vẫn hết sức khó khăn, số hộ nghèo (tiêu chí mới) lên tới 332 hộ. Tuy cuộc sống vất vả nhưng người dân luôn vững lòng tin với Đảng, chính quyền. Nhiều năm qua, tình hình ANTT luôn được giữ vững, người dân Đồng Ruộng chưa có ai vướng vào TNXH.
(HBĐT) - Hiện nay, huyện Kỳ Sơn đã thu hoạch được 90% trên tổng diện tích lúa hè – thu với hơn 1.100 ha. Tại các xã trồng cây màu chủ lực như Hợp Thịnh, Hợp Thành, diện tích ngô đông giảm nhiều trong khi đã hết thời vụ gieo trồng. Đây là những nguyên nhân khiến vụ đông trên địa bàn huyện chậm lại, việc mở rộng diện tích cây rau, màu vụ này khó khăn.
Nhận lời mời của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, từ ngày 27 đến 31/10/2011, Đoàn Đại biểu Đảng Cộng sản Nhật Bản do đồng chí Ô-ga-ta Ya-su-ô, Phó Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Nhật Bản, Trưởng Ban Quốc tế, Thành viên Ban Lãnh đạo Viện Khoa học Xã hội Đảng Cộng sản Nhật Bản, dẫn đầu thăm Việt Nam và tiến hành cuộc Trao đổi lý luận lần thứ tư giữa hai Đảng.