Đào bích dáng “nhất long” đang bán chạy trên thị trường có giá 600.000 đồng.

Đào bích dáng “nhất long” đang bán chạy trên thị trường có giá 600.000 đồng.

(HBĐT) - Chỉ còn ít ngày nữa là bước sang năm mới Nhâm Thìn, thị trường đào, quất đã tấp nập từ vài ngày nay. Những xe chở quất, đào từ Hà Nội, Nam Định, Hưng Yên lên, từ mạn Sơn La về nườm nượp. Quất, đào năm nay theo các lái buôn đánh giá là chất lượng đẹp phần do được chăm sóc tốt, phần nữa là được thời tiết ủng hộ. Giá đào, quất cũng tăng khá cao so với thời điểm Tết 2011.

 

Vợ chồng chị Hường ở phường Tân Hòa (thành phố Hòa Bình) có thâm niên buôn đào hàng chục năm hào hứng: Giống đào bích mà anh chị hiện bán tại điểm ngã tư phường Tân Thịnh được chuyển lên từ làng Điền Xá, xã Nam Trực (Nam Định). Đây là làng trồng đào, quất và cây sanh đã nổi tiếng khắp xa gần. Nếu đào mốc được ưa chuộng ở thị trường các tỉnh miền xuôi thì đào bích lại là thị hiếu của nhiều người dân miền ngược. Sắc thắm của đào bích được kỳ vọng mang đến nhiều may mắn và tài lộc. Vậy nên anh chị chỉ chuyên buôn đào bích, đặc biệt là năm nào đào của anh chị lấy về cũng bán hết. Theo chị Hường, mới sang ngày bán thứ 5, chị đã bán được hơn 70 cây. Chồng chị đang về Điền Xá để tiếp tục chuyển đào lên phục vụ thị trường với số lượng lớn hơn. Giá đào bích chỉ nhỉnh hơn giá của năm ngoái chút ít, bình quân 500.000- 600.000 đồng/cây, cây có nhiều nụ, được hãm tốt có giá cao nhất là 2 triệu đồng. Những dáng đào bán “chạy” trên thị trường tỉnh là dáng long (nhất long, tam long), dáng xà, dáng mini…

 

Giống đào phai với màu hồng phớt cùng dáng tao nhã, tự nhiên vẫn quyến rũ không ít người lựa chọn trong dịp Tết này. Đào phai được bày bán nhiều tại các điểm chợ Thái Bình, chợ Phương Lâm, tuyến đường Trần Hưng Đạo… Anh Huy – người nhiều năm chơi đào ta cho biết: ít thấy đào có gốc khúc khuỷu, xù xì, đào mốc lại càng hiếm có lẽ vì giá quá đắt (từ 5 – 7 triệu đồng trở lên). Trên thị trường chủ yếu bán đào phai có vỏ trơn, giá bình dân. Tuy nhiên, mức giá đào phai hiện vẫn làm nhiều người không khỏi đắn đo. Qua khảo sát trên thị trường, đào phai trơn, cây cỡ trung bình có giá từ 300.000 – 500.000 đồng; cây cỡ đại giá 700.000 – 1 triệu đồng. Những người buôn đào phai lý giải rằng công, cước vận chuyển tăng, giá mua tại các vườn cũng đã tăng nhiều. Hiện giá đào phai tăng khoảng 30 - 35% so với vụ trước.

 

         

           Quất cảnh bày bán nhiều trên các tuyến phố.

 

Đây cũng là thời điểm quất cảnh vào dịp “bung hàng”. Theo quan sát của chúng tôi, quất đã bày nhiều ở hàng chục điểm bán, chất lượng (dáng, quả, lá) được khách mua đánh giá cao. Để mua được một cây quất ưng ý đối với hộ gia đình có giá 600.000 – 800.000 đồng (loại bình dân), cây to, loại quất dáng thường đặt tại cơ quan, công sở, khách sạn... giá 2 triệu – 2,2 triệu đồng. Với khách chơi quất thế, giá dao động từ 3,5 – 4 triệu đồng/cây. Theo chị Nghiêm – người buôn quất từ làng quất cảnh của huyện Văn Giang (Hưng Yên) lên Hòa Bình, giá quất năm nay biến động hơn năm ngoái, chỉ tính riêng giá mua vào tại gốc đã tăng 20% nên chị cũng như các lái thương khác buộc phải tăng giá bán mới mong kéo lại vốn liếng và có lãi chút ít. Bởi giá quất cao nên những nhà buôn cũng chuyển hàng lên dè đặt, vừa bán, vừa thăm dò, nghe ngóng thị trường.

 

Qau khảo sát thú chơi đào, quất cảnh dịp Tết của người dân trong tỉnh vẫn “thịnh” nên cho dù hiện nay giá đào, quất tương đối đắt đỏ, thị trường vẫn không lo bị ế. Nhiều người chơi đào, quất đã đến các điểm bán để lựa cây, thậm chí đặt trước các dáng chờ đúng ngày áp Tết mới “dinh” về.

 

                                                                         

 

                                                                     Bùi Minh

 

Các tin khác


Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Nhịp sống mới ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng

Đà Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhiều năm qua, đất và người Đà Bắc luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục