(HBĐT) - Đồng chí Quách Văn Danh, Bí thư Đảng ủy xã Mỹ Thành (Lạc Sơn) chia sẻ: Sau 3 năm 2008-2010 được Huyện ủy Lạc Sơn công nhận tổ chức cơ sở Đảng TS-VM, năm 2011, Đảng bộ đã được công nhận là TCCS Đảng TS-VM tiêu biểu (là 1 trong 17 TCCS Đảng của huyện được công nhận danh hiệu này). Đây là sự ghi nhận xứng đáng sau nhiều năm, Đảng bộ luôn thể hiện được tinh thần vượt khó trong công cuộc xóa đói - giảm nghèo phát triển KT ở địa bàn.

 

Nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXVIII  (nhiệm kỳ 2010 - 2015), năm qua, Đảng bộ xã đã có những giải pháp cụ thể nhằm đạt được thành công ban đầu trong phát triển KT-XH, giữ vững AN-QP trên địa bàn. Đảng bộ có 13 chi bộ với 132 đảng viên đã chủ động làm tốt công tác giáo dục cho cán bộ, đảng viên, cả hệ thống chính trị, toàn dân thông qua việc học tập, quán triệt nghị quyết đại hội Đảng các cấp, trong đó có những nhiệm vụ cụ thể của xã (18 lớp, 1.163 lượt người tham gia).

 

Để đưa nghị quyết Đảng thực sự đi vào cuộc sống, Đảng bộ đã phát huy tốt vai trò của cán bộ, đảng viên, các ngành, đoàn thể, MTTQ, đội ngũ cán bộ thôn, bản trong việc cụ thể hóa chương trình công tác tại cơ sở. Các đồng chí trong cấp ủy được phân công phụ trách từng lĩnh vực, từng nhiệm vụ và phụ trách các xóm. Mỗi phần việc, thông tin từ cơ sở xóm, bản; những diễn biến về tư tưởng của bà con thường xuyên được cập nhật thông qua các cuộc giao ban mở rộng của Đảng bộ. Đối với  4 xóm thuộc diện 135 (các xóm Bây, Sào Bùi, Ba Rường, Đồi Bùi), Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, cùng cơ sở khắc phục những điểm còn yếu, hạn chế trong phát triển. Các tổ chức chính trị như Đoàn TN, Hội PN, Hội ND, Hội CCB, công đoàn xã được giao những nhiệm vụ cụ thể trong việc tập hợp đoàn viên, hội viên, xây dựng các chương trình công tác cụ thể nhằm hòa vào sức mạnh của toàn Đảng bộ. Trong đó, xã đã tập trung vào chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng, tăng năng suất, tăng sản lượng, hướng tới sản xuất hàng hóa. Năm 2011, xã đã cấy được 246,7 ha, đạt năng suất bình quân 54/ha, đạt sản lượng 1.332,5 tấn, tăng 407 tấn so với năm 2010. Cùng với  266,4 ha ngô, khoai, sắn, xã đã đạt tổng sản lượng cây có hạt là 1.498 tấn.  Bên cạnh những cây trồng cũ, xã đã tiếp nhận KH-KT, từng bước đưa nghề mới cho bà con với 2 lớp kỹ thuật chăn nuôi lợn nái, 4 lớp trồng nấm rơm, rau sạch, lúa lai (gần 200 học viên… Năm qua, xã cũng đã phát triển nhanh đàn gia súc, gia cầm với 25.749 con, từng bước mở rộng nghề nuôi ong (350 đàn)... từng bước hướng tới việc lựa chọn gia súc, gia cầm nào có thể phát triển mạnh trên địa bàn. Năm qua, thu nhập bình quân của xã đã đạt 8 triệu đồng/người.

 

Bí thư Đảng uỷ xã Quách Văn Danh cho biết: Năm 2012, lần đầu tiên, xã đã mở rộng diện tích ruộng 1 vụ được trên 35 ha (trồng ngô, lạc). Ngoài ra, xã đang hướng tới việc phát triển nghề rừng (trồng mới được 90 ha). Bên cạnh đó, công tác văn hoá, giáo dục, y tế cũng được cấp uỷ, chính quyền quan tâm bằng các giải pháp hữu hiệu. Toàn xã có gần 800 học sinh đến trường, tình trạng học sinh bỏ học đã giảm đáng kể, chất lượng giáo dục đại trà được giữ vững, chất lượng giáo dục được quan tâm đúng mức. Mặt khác, Đảng bộ đã phát huy tốt vai trò tiên phong của các tổ chức, MTTQ, đoàn thể như công đoàn, Đoàn TN, Hội PN trong việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở KDC”; xây dựng làng, bản, gia đình văn hoá. Hiện nay, Mỹ Thành có 5/13 xóm được công nhận làng văn hoá (các xóm: Sỹ, Riệc 1, Riệc 2, Chum, Vó Cỏ), 604 hộ đạt gia đình văn hoá...

      

 

                                                                      Bùi Huy

 

Các tin khác


Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Nhịp sống mới ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng

Đà Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhiều năm qua, đất và người Đà Bắc luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục