Ngày 10-4, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật T.Ư và Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học.

 

        

             Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với các bí thư chi bộ tiêu biểu.

Dự hội thảo có các đồng chí: Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước; Ðinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Ðảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên T.Ư Ðảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo T.Ư; Thuận Hữu, Ủy viên T.Ư Ðảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân; Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Hữu Thỉnh, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội văn học - nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; Hồng Vinh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật T.Ư.

Tham gia hội thảo có gần 100 đại biểu là các nhà khoa học, giáo sư, tiến sĩ các viện nghiên cứu khoa học, các trường đại học; đại diện các hội văn học - nghệ thuật trung ương và địa phương; các cán bộ làm công tác nghiên cứu lý luận, phê bình và hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật.

Hơn ba năm triển khai thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị khóa X về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới", hoạt động văn học nghệ thuật nước nhà đã đạt được những kết quả bước đầu. Riêng Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật T.Ư đã tổ chức một số hội thảo quốc gia thu hút hàng trăm nhà khoa học, văn nghệ sĩ thảo luận những vấn đề lý luận thực tiễn; kiến nghị những giải pháp thiết thực nhằm góp sức thúc đẩy văn học nghệ thuật nói chung, lý luận phê bình nói riêng. Báo cáo tại hội thảo nhấn mạnh: Sau hơn 25 năm đổi mới, hội nhập, chúng ta đã có nhiều thành tựu về văn học nghệ thuật, số lượng tác phẩm ngày càng phong phú, đa dạng. Song còn ít tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, phản ánh sinh động cuộc sống, chiến đấu hào hùng của dân tộc. Hoạt động phê bình văn học, nghệ thuật còn lạc hậu về nhiều mặt, xa rời thực tiễn sáng tác; lý luận văn nghệ và mỹ học mác-xít chưa được nghiên cứu và phát huy tương xứng vai trò và giá trị của nó; chất lượng và tính chuyên nghiệp của phê bình bị xem nhẹ; xuất hiện lối phê bình cảm tính, thiếu một hệ thống tiêu chí tin cậy để đánh giá tác giả, tác phẩm; văn hóa phê bình bị hạ thấp... Hội thảo lần này nhằm thực hiện một trong những nhiệm vụ quan trọng của Nghị quyết 23 là "ra sức phát huy ưu điểm, nhanh chóng khắc phục những yếu kém, bất cập trong hoạt động lý luận, phê bình văn học nghệ thuật". Với phương châm nhìn thẳng vào sự thật và tinh thần dân chủ, xây dựng, các đại biểu đã đóng góp ý kiến phản ánh thực trạng đời sống phê bình văn học; đồng thời kiến nghị những giải pháp khả thi nhằm khắc phục hạn chế, góp phần đẩy mạnh hoạt động, nâng cao chất lượng, hiệu quả của phê bình văn học trong thời gian tới.

Phát biểu ý kiến chỉ đạo hội thảo, đồng chí Ðinh Thế Huynh nhấn mạnh: Thời gian qua, thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị, đời sống văn học nước ta có bước phát triển nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu rất đáng ghi nhận, tự hào, văn học nghệ thuật nước ta còn bộc lộ một số yếu kém, bất cập. Ðể tiếp tục thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị Về xây dựng và phát triển nền văn học nghệ thuật trong tình hình mới, một trong các giải pháp có tính chất đột phá là nâng cao chất lượng các hoạt động lý luận, phê bình văn học nghệ thuật...

Phê bình văn học không chỉ là tiếng nói của các nhà phê bình mà ở những tầm mức khác nhau, còn phản ánh thái độ, ý thức của công chúng, xã hội đối với các giá trị và khuynh hướng văn học, nêu lên những đòi hỏi chính đáng của công chúng, của xã hội đối với các nhà văn, nhà thơ, với cả nền văn học và những tác phẩm văn học cụ thể.

Một trong những đặc điểm nổi bật hiện nay của tình hình là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa đang diễn ra rất phức tạp và quyết liệt. Hơn thế nữa, các thế lực thù địch ngày càng đẩy mạnh thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình", "xâm lăng văn hóa". Các thế lực đó đang lôi kéo, kích động một số văn nghệ sĩ sáng tác và truyền bá những tác phẩm có nội dung tư tưởng đi ngược lại lợi ích của nhân dân, đi ngược lại lợi ích dân tộc. Tình hình đó, đòi hỏi lý luận phê bình văn học càng phải sắc bén bảo vệ định hướng cho văn học hướng tới những giá trị chân - thiện - mỹ, những nhà lý luận phê bình văn học càng phải phấn đấu làm tròn trách nhiệm cao quý của người nghệ sĩ - chiến sĩ trên mặt trận văn học nghệ thuật...

Ðồng chí đề nghị các đại biểu dân chủ thảo luận, đánh giá đúng thực trạng của hoạt động phê bình văn học trong thời gian vừa qua, làm rõ những thành tựu và cả những hạn chế, khuyết điểm, bất cập, chỉ ra nguyên nhân và nhất là phát huy cao độ trí tuệ và trách nhiệm, đề xuất những giải pháp khả thi để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của phê bình văn học, đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp xây dựng nền văn học nước nhà và cũng là cho sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Phát biểu ý kiến tại Hội thảo, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mong muốn những người làm công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật nước nhà cố gắng phát huy tối đa vai trò, vị trí của mình góp phần thúc đẩy đưa Nghị quyết 23 vào cuộc sống và tìm ra giải pháp tạo sự chuyển biến về văn học nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa hiện nay. Chủ tịch nước cho rằng, Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật T.Ư nên tổ chức nhiều hơn các cuộc hội thảo nhằm trao đổi thẳng thắn về những vấn đề nóng bỏng của văn học nghệ thuật nước nhà; cần sớm ra mắt tạp chí chuyên đề làm diễn đàn trao đổi lý luận, định hướng thúc đẩy sự phát triển của văn học nghệ thuật theo tinh thần chỉ đạo của Ðảng và Nghị quyết 23. Các thành viên Hội đồng cũng cần tập hợp ý kiến, mạnh dạn đề xuất những chính sách phù hợp thực tiễn cuộc sống để thúc đẩy sự phát triển của văn học nghệ thuật nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung. Hội đồng và các cơ quan chức năng cần tạo điều kiện về cơ chế chính sách, chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ những nhà nghiên cứu. Chủ tịch nước cũng lưu ý trách nhiệm của chính các nhà phê bình, cần cố gắng hơn nữa để tiếp tục có nhiều đóng góp tích cực trên mặt trận văn hóa tư tưởng, đem lại bộ mặt mới cho đời sống văn học nghệ thuật.

* Chiều 10-4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp mặt và biểu dương 100 bí thư chi bộ, đại diện cho 500 bí thư chi bộ tiêu biểu của Ðảng bộ Khối các cơ quan T.Ư được tuyên dương lần thứ nhất. Ðồng chí Ðào Ngọc Dung, Ủy viên T.Ư Ðảng, Bí thư Ðảng ủy Khối các cơ quan T.Ư báo cáo những thành tích mà đội ngũ bí thư chi bộ đóng góp vào thành tích chung trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ðảng bộ Khối các cơ quan T.Ư. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang biểu dương sáng kiến của Ðảng ủy Khối các cơ quan T.Ư đã tổ chức lễ vinh danh các bí thư chi bộ, xem đây là sự kiện quan trọng, có sức lan tỏa lớn, thể hiện chủ trương hướng về cơ sở, trong bối cảnh toàn Ðảng, toàn dân tổ chức triển khai Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về những vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Ðảng. Chủ tịch nước chúc mừng và đánh giá cao những bí thư chi bộ được tuyên dương lần này, khẳng định các đồng chí là những đảng viên ưu tú, gương mẫu đi đầu trong tham gia lãnh đạo tổ chức Ðảng, quản lý đơn vị hiện nay. Chủ tịch nước cho rằng, chức vụ của những bí thư chi bộ không lớn, nhưng nếu trong toàn Ðảng, chi bộ nào, bí thư nào cũng tiêu biểu xuất sắc như vậy thì việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 sẽ thành công, công cuộc CNH - HÐH đất nước sẽ thắng lợi. Chủ tịch nước đề nghị Ðảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tiếp tục có những biện pháp hay, cách làm sáng tạo, nhân rộng các điển hình tiên tiến để Ðảng bộ, Trung ương Ðảng có thêm nhiều đảng viên xứng đáng về năng lực, phẩm chất, trình độ. Chủ tịch nước nêu rõ, các cấp ủy đảng cần phát huy hơn nữa kết quả đạt được, chăm lo bồi dưỡng đội ngũ bí thư chi bộ tích cực, thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 cùng các Nghị quyết về xây dựng chỉnh đốn Ðảng ngay trong chi bộ của mình, tạo chuyển biến toàn diện trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị.

 

                                                                Theo NhanDan

 

Các tin khác


Thông tin kỳ họp lần thứ 26 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Ngày 26/4, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy tiến hành kỳ họp lần thứ 26, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp, UBKT Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận các nội dung:

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tân Lạc lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trong 2 ngày 25 - 26/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tân Lạc tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đây là đơn vị được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chọn tổ chức Đại hội điểm cấp huyện. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vân Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh dự và chỉ đạo Đại hội.

Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Huyện Kim Bôi gặp mặt chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 25/4, huyện Kim Bôi tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thành ủy Hòa Bình tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết xây dựng văn hóa con người Việt Nam

Sáng 25/4, Thành ủy Hòa Bình tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; 15 năm thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU, ngày 13/4/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị khoá X về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Đức Hinh thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên tại huyện Kim Bôi

Sáng 25/4, đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đoàn công tác đã thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục