Thời chiến tranh Việt Nam, người chiến sĩ Raymond Aubrac đã đi gặp nhiều quan chức cấp cao Mỹ, LHQ và Giáo hoàng Paul 6 nhằm tìm giải pháp hòa bình cho Việt Nam.

 

Ông Raymond Aubrac tại Paris hồi đầu năm 2008.

Vào tối 10/4, ông Raymond Aubrac, người bạn lớn thân thiết của Việt Nam, đã từ giã cuộc đời tại Bệnh viện Trung ương Quân đội Val-de-Grace ở thủ đô Paris, hưởng thọ 97 tuổi.

Ông Raymond Aubrac, sinh ngày 31/7/1914, là nhân vật nổi tiếng của Pháp trong phong trào kháng chiến chống phátxít Đức trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai.

Ông và vợ, bà Lucie Aubrac, đã tham gia thành lập Phong trào giải phóng miền Nam năm 1940 chống lại sự chiếm đóng của phátxít Đức.

Trong suốt những năm tháng nước Pháp nằm dưới ách ngoại xâm, ông bà tổ chức nhiều chiến dịch, hoạt động đòi tự do, chống phátxít cho tới ngày giải phóng.

Trong thời gian Chủ tịch Hồ Chí Minh sang dự Hội nghị đàm phán hòa bình Fontainebleau năm 1946, ông bà Aubrac đã mời Bác Hồ và đoàn đàm phán về nhà ở.

Sau đó, ông Raymond Aubrac đã hai lần sang Việt Nam năm 1955 và 1967 với tư cách là người liên lạc giúp tìm giải pháp hòa bình cho cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

Ông đã sang Mỹ nhiều lần gặp Ngoại trưởng Mỹ H. Kissinger, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Kurt Waldheim và gặp Giáo hoàng Paul 6 để tổ chức các cuộc gặp tìm giải pháp hòa bình cho chiến tranh ở Việt Nam.

Sau khi chiến tranh kết thúc, với vai trò là người làm việc cho Tổ chức lương thực FAO, ông đã thuyết phục Hoa Kỳ cung cấp hồ sơ và bản đồ cài bom, mìn ở hàng rào điện tử Mc Namara ở Vĩ tuyến 17 để giúp Việt Nam tháo gỡ mìn do quân đội Mỹ cài trong chiến tranh.

Tại lễ kỷ niệm 100 năm Bác Hồ đi tìm đường cứu nước ở trụ sở UNESCO ngày 19-9-2011, ông đã kể lại kỷ niệm sâu sắc ba lần gặp Bác Hồ. Ông đã được Nhà nước việt Nam được tặng thưởng nhiều huân chương cao quý của Việt Nam như Huân chương Hữu nghị và Huân chương Hồ Chí Minh, vì những đóng góp và ủng hộ tích cực cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam trước đây và trong sự nghiệp xây dựng đất nước hôm nay.

Các phương tiện truyền thông đại chúng của Pháp như đài phát thanh, đài truyền hình, báo điện tử ngày 11/4 đều đưa tin ông Raymond Aubrac qua đời.

Thông báo của Phủ tổng thống Pháp cho biết: “Ông bà Aubrac là những nhân vật anh hùng của cuộc kháng chiến. Chúng ta phải có bổn phận giữ gìn những kỷ niệm này sống mãi trong trái tim.”

Chủ tịch Quốc hội Pháp Bernard Accoyer bày tỏ sự tiếc thương sâu sắc sự ra đi của ông Raymond Aubrac, một trong những chiến sĩ vĩ đại của phong trào đấu tranh giải phóng của nước Pháp.

Trong điện chia buồn gửi tới gia quyến ông Aubrac, Chủ tịch Bernard Accoyer khẳng định ông Raymond Aubrac trước hết là một con người luôn trung thành với bản tính nhân văn và sự độ lượng. Ông luôn bảo vệ niềm tin và sự thật không chỉ bằng nhiệt huyết và tinh thần chiến đấu mà còn ở sự tôn trọng sâu sắc người khác./.

 

                                                                       Theo TTXVN

 

Các tin khác


Đảng bộ thị trấn Đà Bắc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB), lãnh đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị.

Những tiếng nói tâm huyết của cán bộ, nhân dân Hòa Bình hướng về ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản hùng ca bất hủ, mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam; làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. 70 năm đã trôi qua, nhưng những giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, mãi mãi là niềm tự hào dân tộc. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình ghi nhận những ý kiến tâm huyết của cán bộ, nhân dân trong tỉnh hướng về ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước.


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Phát huy nhân tố chính trị, tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ trong xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) đã qua 70 năm nhưng bài học quý giá về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần (CT, TT) vẫn nguyên giá trị. Đây cũng là nhân tố được vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng ĐBP, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Quách Đăng Phú, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh về nội dung này.

Quy định của Bộ Chính trị về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW (ngày 23/4/2024) quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ (Quy định số 142).

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục