Ngày 4-6, ngày làm việc thứ 12, Kỳ họp thứ ba, Quốc hội (QH) khóa XIII. Buổi sáng, các đại biểu thảo luận tại hội trường về Ðề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của QH. Buổi chiều, QH thảo luận ở tổ về dự án Luật Xuất bản (sửa đổi). Cần đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thẩm tra và giám sát

 

Mở đầu phiên họp tại hội trường, sáng 4-6, QH đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu QH thảo luận ở tổ về Ðề án, Dự thảo Nghị quyết tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của QH. Trước đó, chiều 28-5, tại buổi thảo luận ở tổ, các đại biểu QH nhất trí cao về chủ trương, sự cần thiết, phạm vi đề xuất đổi mới nêu trong Ðề án, Dự thảo Nghị quyết và cho rằng, Ðề án, Dự thảo Nghị quyết được xây dựng công phu, bao quát được những vấn đề lớn cần đổi mới trong hoạt động của QH, đồng thời đóng góp nhiều ý kiến cụ thể về nội dung Ðề án và Dự thảo Nghị quyết. Ủy ban Thường vụ QH đã tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu QH để chỉnh lý, hoàn thiện Dự thảo Nghị quyết nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của QH tập trung vào một số vấn đề lớn, như: về hoạt động lập pháp, hoạt động giám sát của QH; về tiếp xúc cử tri, tổ chức các kỳ họp của QH; về công tác bảo đảm phục vụ hoạt động của QH...

Tại hội trường, nhiều ý kiến đại biểu tiếp tục làm rõ các vấn đề nói trên cũng như nhiều nội dung khác. Ðại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) cho rằng, phải coi đây là đề án rất quan trọng trong chương trình nghị sự của QH xuyên suốt từ giờ đến cuối nhiệm kỳ. Các đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa - Vũng Tàu), Trần Thị Hoa Sinh (Lạng Sơn) cơ bản đồng tình với Ðề án, tuy nhiên còn băn khoăn một số vấn đề như, cần phải làm rõ hơn quy trình của cơ quan thẩm tra đối với các dự án luật. Trong vấn đề xây dựng pháp luật, việc thẩm tra các dự án luật là việc rất quan trọng vì đây là lần báo cáo cuối cùng trước khi chỉnh sửa và đưa ra quyết định thông qua. Thực tế cho thấy, có những báo cáo thẩm tra làm chưa tốt, vì vậy, cần nâng cao chất lượng của báo cáo thẩm tra. Về hoạt động giám sát, hoạt động hậu giám sát, hậu chất vấn thời gian qua cũng làm chưa tốt. Cần có những quy định rõ hơn về hoạt động giám sát của QH. Làm thế nào để QH đến gần với cử tri hơn là vấn đề cần được quan tâm. Các ý kiến, kiến nghị của cử tri nên được quan tâm trả lời kịp thời, đáp ứng yêu cầu của cử tri...

Về việc bỏ phiếu tín nhiệm trong hoạt động giám sát, nhiều đại biểu QH tập trung thảo luận các vấn đề về sự cần thiết phải tiến hành định kỳ hoạt động này, đối tượng bỏ phiếu, cách thức xử lý trong trường hợp không đủ tín nhiệm... Theo đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên), vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm có từ rất lâu nhưng đến nay chưa thực hiện được, một phần do chưa có những quy định về tiêu chí để bỏ phiếu tín nhiệm. Bỏ phiếu tín nhiệm định kỳ sẽ giúp đại biểu nắm được các vấn đề của xã hội và theo sát, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.

Về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, một số ý kiến đề nghị Ðề án cần bổ sung một số nội dung cụ thể như: Tại phiên chất vấn, cần có giải trình của người bị chất vấn về các vấn đề bức xúc do đại biểu Quốc hội nêu lên; sau hoạt động chất vấn, Quốc hội cần tăng cường, giám sát và đánh giá việc thực hiện lời hứa của người trả lời chất vấn. Sau mỗi kỳ họp, Quốc hội cần ban hành Nghị quyết về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn; khi chất vấn nảy sinh vấn đề lớn, phức tạp, Quốc hội cần lập ra một Ủy ban lâm thời để điều tra. Về hoạt động giám sát chuyên đề, một số ý kiến cho rằng, hoạt động này còn hình thức, chưa sâu; báo cáo giám sát chưa sát thực tế, chủ yếu tổng hợp báo cáo của bộ, ngành, địa phương; công tác hậu giám sát chưa được chú trọng; các đoàn giám sát còn trùng lặp về thời gian, đối tượng giám sát; kết luận của đoàn giám sát chưa có tính hiệu lực cao đối với đối tượng giám sát và không được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Về việc tổ chức các kỳ họp QH, trong đó, việc tổ chức Hội nghị trực tuyến được nhiều ý kiến đồng tình, ủng hộ và cho rằng, việc tổ chức hội nghị trực tuyến là cần thiết, hiệu quả và tiết kiệm chi phí, thu thập được ý kiến đa dạng của đại biểu Quốc hội và của chuyên gia... Một số ý kiến đề nghị tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách như nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI; ý kiến khác đề nghị đổi mới cách thức tổ chức theo hướng Ủy ban Thường vụ Quốc hội triệu tập hội nghị, phổ biến kế hoạch và gửi tài liệu sớm;... Ðại biểu Phạm Xuân Thường (Thái Bình) cũng đề nghị, cần trang bị cho các địa phương phòng giao ban trực tuyến để có thể tổ chức thường xuyên hoạt động này.

Tạo bước tiến mới trong hoạt động xuất bản

Buổi chiều, các đại biểu QH thảo luận tổ Luật Xuất bản (sửa đổi). Về sự cần thiết ban hành luật, nhiều đại biểu cơ bản nhất trí với các nội dung được nêu trong Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH và Tờ trình của Chính phủ. Theo đó,  Luật Xuất bản năm 2004 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản năm 2008 mặc dù đã tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển của ngành xuất bản trong thời kỳ CNH, HÐH và hội nhập quốc tế, nhưng vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập, cần được sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, tạo điều kiện để hoạt động xuất bản tiếp tục phát triển.

Về tổ chức của nhà xuất bản (NXB), một số đại biểu cho rằng, mô hình tổ chức và hoạt động của NXB là một vấn đề lớn, cần nghiên cứu kỹ lưỡng khi sửa đổi Luật Xuất bản lần này. Ðiều 12 của Dự thảo Luật Sửa đổi quy định: NXB tổ chức và hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước là chủ sở hữu. Một số ý kiến cho rằng, quy định như vậy chưa bao quát hết các loại hình đang tồn tại trong thực tiễn. So với quy định trong luật hiện hành, "NXB được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện hoặc đơn vị sự nghiệp có thu" sẽ mang tính mở hơn, tạo nhiều cơ hội lựa chọn hơn về mô hình cho các NXB, hơn nữa tạo sự năng động hơn, phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tổ chức sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này.

Chung quanh các nội dung liên quan đối tượng thành lập NXB, Ðiều 12, quy định cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị cấp trung ương và cấp tỉnh; tổ chức chính trị - xã hội cấp trung ương và các tổ chức khác do Chính phủ quy định được thành lập NXB. Về vấn đề này, nhiều đại biểu cho rằng, Dự thảo Luật thể hiện sự quy định chặt chẽ hơn đối tượng thành lập NXB so với Luật hiện hành. Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị không nên bó hẹp đối tượng thành lập NXB để phát huy các nguồn lực xã hội đầu tư cho sự nghiệp xuất bản. Một số đại biểu khác đề nghị cần quy định chặt chẽ, minh bạch điều kiện thành lập NXB nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động xuất bản, góp phần tích cực thúc đẩy văn hóa đọc và nâng cao tri thức xã hội trong thời gian tới.

Cần đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thẩm tra và giám sát

Mở đầu phiên họp tại hội trường, sáng 4-6, QH đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu QH thảo luận ở tổ về Ðề án, Dự thảo Nghị quyết tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của QH. Trước đó, chiều 28-5, tại buổi thảo luận ở tổ, các đại biểu QH nhất trí cao về chủ trương, sự cần thiết, phạm vi đề xuất đổi mới nêu trong Ðề án, Dự thảo Nghị quyết và cho rằng, Ðề án, Dự thảo Nghị quyết được xây dựng công phu, bao quát được những vấn đề lớn cần đổi mới trong hoạt động của QH, đồng thời đóng góp nhiều ý kiến cụ thể về nội dung Ðề án và Dự thảo Nghị quyết. Ủy ban Thường vụ QH đã tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu QH để chỉnh lý, hoàn thiện Dự thảo Nghị quyết nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của QH tập trung vào một số vấn đề lớn, như: về hoạt động lập pháp, hoạt động giám sát của QH; về tiếp xúc cử tri, tổ chức các kỳ họp của QH; về công tác bảo đảm phục vụ hoạt động của QH...

Tại hội trường, nhiều ý kiến đại biểu tiếp tục làm rõ các vấn đề nói trên cũng như nhiều nội dung khác. Ðại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) cho rằng, phải coi đây là đề án rất quan trọng trong chương trình nghị sự của QH xuyên suốt từ giờ đến cuối nhiệm kỳ. Các đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa - Vũng Tàu), Trần Thị Hoa Sinh (Lạng Sơn) cơ bản đồng tình với Ðề án, tuy nhiên còn băn khoăn một số vấn đề như, cần phải làm rõ hơn quy trình của cơ quan thẩm tra đối với các dự án luật. Trong vấn đề xây dựng pháp luật, việc thẩm tra các dự án luật là việc rất quan trọng vì đây là lần báo cáo cuối cùng trước khi chỉnh sửa và đưa ra quyết định thông qua. Thực tế cho thấy, có những báo cáo thẩm tra làm chưa tốt, vì vậy, cần nâng cao chất lượng của báo cáo thẩm tra. Về hoạt động giám sát, hoạt động hậu giám sát, hậu chất vấn thời gian qua cũng làm chưa tốt. Cần có những quy định rõ hơn về hoạt động giám sát của QH. Làm thế nào để QH đến gần với cử tri hơn là vấn đề cần được quan tâm. Các ý kiến, kiến nghị của cử tri nên được quan tâm trả lời kịp thời, đáp ứng yêu cầu của cử tri...

Về việc bỏ phiếu tín nhiệm trong hoạt động giám sát, nhiều đại biểu QH tập trung thảo luận các vấn đề về sự cần thiết phải tiến hành định kỳ hoạt động này, đối tượng bỏ phiếu, cách thức xử lý trong trường hợp không đủ tín nhiệm... Theo đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên), vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm có từ rất lâu nhưng đến nay chưa thực hiện được, một phần do chưa có những quy định về tiêu chí để bỏ phiếu tín nhiệm. Bỏ phiếu tín nhiệm định kỳ sẽ giúp đại biểu nắm được các vấn đề của xã hội và theo sát, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.

Về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, một số ý kiến đề nghị Ðề án cần bổ sung một số nội dung cụ thể như: Tại phiên chất vấn, cần có giải trình của người bị chất vấn về các vấn đề bức xúc do đại biểu Quốc hội nêu lên; sau hoạt động chất vấn, Quốc hội cần tăng cường, giám sát và đánh giá việc thực hiện lời hứa của người trả lời chất vấn. Sau mỗi kỳ họp, Quốc hội cần ban hành Nghị quyết về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn; khi chất vấn nảy sinh vấn đề lớn, phức tạp, Quốc hội cần lập ra một Ủy ban lâm thời để điều tra. Về hoạt động giám sát chuyên đề, một số ý kiến cho rằng, hoạt động này còn hình thức, chưa sâu; báo cáo giám sát chưa sát thực tế, chủ yếu tổng hợp báo cáo của bộ, ngành, địa phương; công tác hậu giám sát chưa được chú trọng; các đoàn giám sát còn trùng lặp về thời gian, đối tượng giám sát; kết luận của đoàn giám sát chưa có tính hiệu lực cao đối với đối tượng giám sát và không được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Về việc tổ chức các kỳ họp QH, trong đó, việc tổ chức Hội nghị trực tuyến được nhiều ý kiến đồng tình, ủng hộ và cho rằng, việc tổ chức hội nghị trực tuyến là cần thiết, hiệu quả và tiết kiệm chi phí, thu thập được ý kiến đa dạng của đại biểu Quốc hội và của chuyên gia... Một số ý kiến đề nghị tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách như nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI; ý kiến khác đề nghị đổi mới cách thức tổ chức theo hướng Ủy ban Thường vụ Quốc hội triệu tập hội nghị, phổ biến kế hoạch và gửi tài liệu sớm;... Ðại biểu Phạm Xuân Thường (Thái Bình) cũng đề nghị, cần trang bị cho các địa phương phòng giao ban trực tuyến để có thể tổ chức thường xuyên hoạt động này.

Tạo bước tiến mới trong hoạt động xuất bản

Buổi chiều, các đại biểu QH thảo luận tổ Luật Xuất bản (sửa đổi). Về sự cần thiết ban hành luật, nhiều đại biểu cơ bản nhất trí với các nội dung được nêu trong Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH và Tờ trình của Chính phủ. Theo đó,  Luật Xuất bản năm 2004 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản năm 2008 mặc dù đã tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển của ngành xuất bản trong thời kỳ CNH, HÐH và hội nhập quốc tế, nhưng vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập, cần được sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, tạo điều kiện để hoạt động xuất bản tiếp tục phát triển.

Về tổ chức của nhà xuất bản (NXB), một số đại biểu cho rằng, mô hình tổ chức và hoạt động của NXB là một vấn đề lớn, cần nghiên cứu kỹ lưỡng khi sửa đổi Luật Xuất bản lần này. Ðiều 12 của Dự thảo Luật Sửa đổi quy định: NXB tổ chức và hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước là chủ sở hữu. Một số ý kiến cho rằng, quy định như vậy chưa bao quát hết các loại hình đang tồn tại trong thực tiễn. So với quy định trong luật hiện hành, "NXB được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện hoặc đơn vị sự nghiệp có thu" sẽ mang tính mở hơn, tạo nhiều cơ hội lựa chọn hơn về mô hình cho các NXB, hơn nữa tạo sự năng động hơn, phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tổ chức sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này.

Chung quanh các nội dung liên quan đối tượng thành lập NXB, Ðiều 12, quy định cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị cấp trung ương và cấp tỉnh; tổ chức chính trị - xã hội cấp trung ương và các tổ chức khác do Chính phủ quy định được thành lập NXB. Về vấn đề này, nhiều đại biểu cho rằng, Dự thảo Luật thể hiện sự quy định chặt chẽ hơn đối tượng thành lập NXB so với Luật hiện hành. Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị không nên bó hẹp đối tượng thành lập NXB để phát huy các nguồn lực xã hội đầu tư cho sự nghiệp xuất bản. Một số đại biểu khác đề nghị cần quy định chặt chẽ, minh bạch điều kiện thành lập NXB nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động xuất bản, góp phần tích cực thúc đẩy văn hóa đọc và nâng cao tri thức xã hội trong thời gian tới.

 

                                                     Theo NhanDan

 

Các tin khác


Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh

Những năm qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Qua đó góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục