Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII.

(HBĐT) - Sáng ngày 4/6, Quốc hội thảo luận ở Hội trường về Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Đồng chí Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội chủ trì phiên thảo luận.

 

Về cơ bản, các ý kiến đều nhất trí cao về chủ trương, sự cần thiết, phạm vi đề xuất đổi mới nêu trong Đề án, dự thảo Nghị quyết và cho rằng, Đề án, dự thảo Nghị quyết được xây dựng công phu, bao quát được những vấn đề lớn cần đổi mới trong hoạt động của Quốc hội. Bên cạnh đó, các vị đại biểu Quốc hội cũng góp nhiều ý kiến cụ thể về nội dung Đề án và dự thảo nghị quyết. Cụ thể là:

 

1. Về hoạt động lập pháp: Có một số ý kiến cho rằng Đề án chưa thực sự nêu bật được những giải pháp đổi mới mang tính đột phá trong hoạt động lập pháp. Cơ quan soạn thảo phải thực hiện nghiêm quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong việc gửi tài liệu đúng thời hạn; trình dự thảo luật kèm theo các văn bản hướng dẫn thi hành; quá trình soạn thảo phải có sự tham vấn ý kiến công chúng, điều tra xã hội học; tham gia có trách nhiệm vào quá trình nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, hoàn thiện văn bản,… Cần nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thẩm tra dự án luật; đồng thời, làm rõ cách thức tổ chức thực hiện việc tham gia thẩm tra theo hướng đổi mới của Đề án.

 

2. Về hoạt động giám sát: Nhiều đại biểu quan tâm đến việc bỏ phiếu tín nhiệm, ý kiến các đại biểu Quốc hội tập trung vào các vấn đề về sự cần thiết tiến hành định kỳ hoạt động này, đối tượng bỏ phiếu tín nhiệm, cách thức xử lý trong trường hợp không đủ tín nhiệm… Về hoạt động giám sát chuyên đề, một số ý kiến cho rằng hoạt động này còn hình thức, chưa sâu; báo cáo giám sát chưa sát thực tế, chủ yếu tổng hợp báo cáo của bộ, ngành, địa phương; công tác hậu giám sát chưa được chú trọng; các đoàn giám sát còn trùng lặp về thời gian, đối tượng giám sát; kết luận của đoàn giám sát chưa có tính hiệu lực cao đối với đối tượng giám sát và không được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

 

3. Về quyết định các vấn đề quan trọng: Một số ý kiến cho rằng, quy trình quyết định ngân sách Nhà nước hiện nay không hợp lý, mang nặng tính hình thức, Quốc hội chủ yếu hợp thức hóa đề nghị về dự toán ngân sách Nhà nước của Chính phủ. Chất lượng thẩm tra dự toán ngân sách Nhà nước chưa cao. Cần quy định cụ thể trách nhiệm của Chính phủ và các cơ quan liên quan trong việc cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu để đại biểu Quốc hội nghiên cứu trước khi quyết định; quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban trong việc thẩm tra các dự án quan trọng quốc gia mà Chính phủ trình Quốc hội.

4. Về tổ chức kỳ họp Quốc hội: Về thời hạn gửi tài liệu, nhiều ý kiến đề nghị cần thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật liên quan đến thời hạn gửi tài liệu. Có ý kiến đề nghị quy định và áp dụng chế tài đối với cơ quan soạn thảo các dự án, báo cáo, đề án và thủ trưởng của cơ quan này trong trường hợp không bảo đảm điều kiện và tiến độ chuẩn bị, gửi tài liệu theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nghị quyết của Quốc hội và Nội quy kỳ họp Quốc hội.

 

5. Về tiếp xúc cử tri: Đa số ý kiến tán thành với việc nâng cao chất lượng tiếp xúc cử tri, tổ chức nhiều hình thức tiếp xúc cử tri phù hợp, bảo đảm để đại biểu Quốc hội tiếp xúc với cử tri nơi ứng cử, nơi cư trú, nơi công tác; tiếp xúc theo chuyên đề, lĩnh vực, đối tượng, địa bàn mà đại biểu quan tâm. Tuy nhiên, một số ý kiến băn khoăn về cơ chế tài chính và bộ máy giúp việc để thực hiện đổi mới đó; có ý kiến đề nghị xem xét lại hình thức tổ chức tiếp xúc cử tri sau kỳ họp Quốc hội.

 

6. Về công tác bảo đảm phục vụ hoạt động của Quốc hội: Một số ý kiến phản ánh cơ chế tài chính hiện nay còn bất cập, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cần sớm sửa đổi Nghị quyết 773 để đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng hoạt động của Quốc hội trong điều kiện đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động như hiện nay. Về kiện toàn bộ máy cơ quan tham mưu, giúp việc, nhiều ý kiến nêu những tồn tại, bất cập trong tổ chức và hoạt động, đồng thời đề xuất các giải pháp đổi mới, kiện toàn bộ máy tham mưu, giúp việc của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội. /.

         

                                

                                   Bích Ngọc

 Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh tổng hợp

 

 

Các tin khác


Phát huy nhân tố chính trị, tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ trong xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) đã qua 70 năm nhưng bài học quý giá về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần (CT, TT) vẫn nguyên giá trị. Đây cũng là nhân tố được vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng ĐBP, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Quách Đăng Phú, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh về nội dung này.

Quy định của Bộ Chính trị về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW (ngày 23/4/2024) quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ (Quy định số 142).

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Chiến thắng Hòa Bình góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

                             NGUYỄN PHI LONG

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

Tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình là hậu cứ của chiến trường Chiến khu II, Liên khu III, là hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu III, Liên khu IV với Việt Bắc, Tây Bắc.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Đà Bắc

Sáng 4/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Đà Bắc. Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn; Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục