Đại diện lãnh đạo MTTQ tỉnh và các ban, ngành của tỉnh, huyện Kỳ Sơn chứng kiến ký kết quy chế phối hợp giữa Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát cộng đồng xóm Trung Mường 1, xã Yên Quang (Kỳ Sơn) về công tác giữ gìn ANCT -TTATXH trên địa bàn.

Đại diện lãnh đạo MTTQ tỉnh và các ban, ngành của tỉnh, huyện Kỳ Sơn chứng kiến ký kết quy chế phối hợp giữa Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát cộng đồng xóm Trung Mường 1, xã Yên Quang (Kỳ Sơn) về công tác giữ gìn ANCT -TTATXH trên địa bàn.

(HBĐT) - Với chức năng, nhiệm vụ được quy định trong Luật MTTQ Việt Nam, những năm qua, MTTQ tỉnh cùng các tổ chức thành viên tập trung chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền Luật Phòng chống tham nhũng gắn với thực hiện CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nhằm thực hiện mục tiêu: góp phần làm chuyển biến về nhận thức, từ đó nâng cao trách nhiệm, ý thức rèn luyện về đạo đức, lối sống, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, CCVC, đoàn viên, hội viên.

 

Mỗi năm, cơ quan thường trực UBMTTQ tỉnh tiếp nhận hàng trăm lượt công dân đến KN -TC, đồng thời tiếp nhận hàng trăm đơn thư phản ảnh của công dân. Nhận được đơn - thư hoặc ý kiến phản ánh đó, MTTQ tỉnh đã tập trung nghiên cứu, xem xét, phân loại, gửi đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc hướng dẫn, tư vấn cho công dân đến khiếu kiện đúng địa chỉ,  thủ tục. Hàng tháng đều cử cán bộ tham gia công tác tiếp dân định kỳ của UBND tỉnh để nắm tình hình. Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra MTTQ các huyện trong chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, kiện toàn, củng cố và nâng cao chất lượng. Nhiều năm nay, ở cơ sở đã thành lập và duy trì hoạt động của 210 Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng. Thông qua công tác tuyên truyền, MTTQ đã vận động nhân dân khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng có ý kiến phản ánh thông qua  Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát cộng đồng. Từ đó, các ban này có nhiệm vụ kiến nghị trực tiếp với cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền hoặc gửi văn bản kiến nghị đến Ban Thường trực UBMTTQ cấp xã để xem xét. Nếu sự việc cụ thể, rõ ràng, MTTQ cấp xã kiến nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét giải quyết. Khi phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư như: việc sử dụng dất của dự án, việc đền bù giải phóng mặt bằng và phương án tái định cư, việc xử lý chất thải bảo vệ môi trường, phát hiện những hành vi tham nhũng, lãng phí gây thát thoát vốn, tài sản thuộc dự án, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng có quyền kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, xử lý. Thông qua ý kiến phản ánh của nhân dân đến Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát cộng đồng, năm qua, tỉnh ta đã phát hiện một số vụ việc có dấu hiệu tham nhũng ở cấp cơ sở như: vụ Nguyễn Anh Tuấn, nguyên kế toán ngân sách xã Yên Mông (TPHB) lập chứng từ khống trong mua sắm tài sản, thiết bị cho Trạm Y tế xã chiếm đoạt trên 62, 5 triệu đồng; vụ Bùi Đức Thảo (kế toán) Quách Thị Trang (cán bộ thú y) và 2 đối tượng khác ở xã Cuối Hạ (Kim Bôi) tham ô 108 triệu đồng tiền hỗ trợ cho các hộ  có trâu, bò bị chết rét trong năm 2008-2009; vụ Bùi Văn Bường, cán bộ địa chính và Trần Ngọc Hòa, trưởng xóm Bùi xã Quy Mỹ (Tân Lạc) cố tình làm sai trong quá trình chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng đường điện 500KV qua Hòa Bình, Ninh Bình, Sơn La cho 7 hộ dân; vụ Bùi Văn Trặt, nguyên Trưởng xóm Hợp Thung, xã Long Sơn (Lương Sơn) thu tiền của 16 hộ dân do bán đất trái phép với số tiền trên 400 triệu đồng... Những vụ việc trên đã được chuyển đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý.

 

Tuy nhiên, số vụ tham nhũng được nhân dân phát hiện, tố giác còn quá khiêm tốn bởi hoạt động giám sát chưa được thực thi đều đặn và hiệu quả. Việc đấu tranh tự phê bình và phê bình còn thiếu tính chiến đấu, mang nặng tính e dè, nể nang, ngại va chạm. Theo quy định, MTTQ có nhiệm vụ bảo vệ và kiến nghị Nhà nước có cơ chế bảo vệ những người dũng cảm tố cáo những hành vi tham nhũng, lãng phí. Đồng thời, có hình thức khen thưởng và kiến nghị Nhà nước khen thưởng xứng đáng với những người có hành động dũng cảm phát hiện, tố cáo đúng, chính xác những hành vi tham nhũng, lãng phí nhằm khuyến khích mọi người dân tích cực tham gia phòng - chống tham nhũng. Thế nhưng do nhiều yếu tố khách quan nên những năm qua, MTTQ tỉnh chưa làm tốt vai trò này. Vì vậy, mặc dù đã định hình rõ nét những việc làm cụ thể để tham gia PCTN, nhưng hiệu quả thì chưa cao.

 

Bám sát nguồn thông tin từ thông báo Hội nghị lần thứ 5 BCH T.ư Đảng (khóa XI) với những khẳng định cụ thể: phải kiên trì và đẩy mạnh nhiệm vụ đấu tranh phòng - chống tham nhũng lãng phí. Trong đó nêu rõ: cần phát huy vai trò giám sát của QH, HĐND, MTTQ, nhân dân và công luận trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, ông Dương Đức Sáng, Phó Chủ tịch UBMTTQ tỉnh bày tỏ niềm hy vọng: tới đây, khi T.ư, tỉnh có những cơ chế, chính sách tạo hướng mở để động viên, khích lệ những cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia PCTN lãng phí, MTTQ tỉnh sẽ có được nền tảng để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu qủa công tác PCTN trên địa bàn.

           

 

                                                                   Thúy Hằng

 

Các tin khác


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Phát huy nhân tố chính trị, tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ trong xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) đã qua 70 năm nhưng bài học quý giá về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần (CT, TT) vẫn nguyên giá trị. Đây cũng là nhân tố được vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng ĐBP, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Quách Đăng Phú, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh về nội dung này.

Quy định của Bộ Chính trị về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW (ngày 23/4/2024) quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ (Quy định số 142).

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Chiến thắng Hòa Bình góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

                             NGUYỄN PHI LONG

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

Tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình là hậu cứ của chiến trường Chiến khu II, Liên khu III, là hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu III, Liên khu IV với Việt Bắc, Tây Bắc.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Đà Bắc

Sáng 4/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Đà Bắc. Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn; Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục