Nhân dân xóm Sèo, xã Cao Sơn (Đà Bắc) luôn có ý thức bảo vệ, gìn giữ Tượng đài khu căn cứ cách mạng Giằng Sèo.

Nhân dân xóm Sèo, xã Cao Sơn (Đà Bắc) luôn có ý thức bảo vệ, gìn giữ Tượng đài khu căn cứ cách mạng Giằng Sèo.

(HBĐT) - Một ngày thu tháng 8, chúng tôi có dịp ngược dốc Tày Măng về thăm khu căn cứ cách mạng Giằng Sèo tại xã Cao Sơn (Đà Bắc). Từ con đường 433 nhìn vào phía chân núi, Tượng đài khu căn cứ nổi bật giữa màu xanh của núi rừng hòa trong nắng vàng và nền trời thu cao xanh vời vợi.

 

Ông Triệu Phúc Thi, Chủ tịch UBND xã Cao Sơn cho biết: Địa điểm xây dựng Tượng đài chính là nơi cách đây 67 năm đã diễn ra lớp huấn luyện quân sự đầu tiên của tỉnh. Thời gian đầu xây dựng, có ý kiến cho rằng tại sao không xây Tượng đài ở gần đường cho thuận tiện mà lại xây tận trong chân núi nhưng với ý nghĩa trân trọng giá trị lịch sử nên Tượng đài đã được xây dựng tại chính nơi đã diễn ra sự kiện lịch sử. Giờ đây, Tượng đài trở thành địa điểm xã tổ chức các hoạt động kỷ niệm, tri ân, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, thanh - thiếu nhi, học sinh.  

Đầu năm 1945, chiến khu Hòa - Ninh - Thanh được thành lập và phát triển mạnh mẽ đã tác động đến phong trào cách mạng ở tỉnh ta. Vấn đề cấp bách phát triển phong trào cách mạng được Ban cán sự Đảng tỉnh khẳng định: “Khẩn trương xây dựng các đội cứu quốc, phát động sâu rộng phong trào cứu quốc trong nhân dân”. ở Đà Bắc, đồng bào Mường, Tày, Dao đã biết đến Việt Minh, hiểu về cách mạng. Phong trào cách mạng đã có ảnh hưởng lớn, tác động chi phối được hàng ngũ chánh tổng, lý tổng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyên truyền gây dựng cơ sở trong đồng bào dân tộc. Cũng trong thời gian này, Ban cán sự Đảng tỉnh có kế hoạch mở một lớp huấn luyện quân sự cho các hội viên tự vệ cứu quốc thị xã tại Tu Lý. Xóm Giằng, Sèo khi đó thuộc xã Tu Lý có địa thế thuận lợi, bảo đảm yêu cầu an toàn, bí mật được chọn là nơi tổ chức lớp. Quân số dự huấn luyện gồm 12 đội viên tự vệ cứu quốc thị xã, 4 đồng chí cán bộ Quỳnh Lưu, 3 thanh niên dân tộc địa phương. Sau khi học lý thuyết, các đội viên tự vệ thực hành động tác tập luyện chiến đấu ngay trên cánh ruộng rạ cạnh nhà. Những ngày huấn luyện này đã tạo thanh thế Việt Minh càng cao, tiếng tăm lan truyền làm cho các hào lý run sợ, khuất phục, nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào cách mạng. Trong thời gian huấn luyện, lớp học đã được gia đình ông Đinh Công Sắc (là người con trai của tri châu Mai Đà đã nghỉ việc sống ở Tu Lý, ông Sắc cũng là thanh niên đầu tiên của Đà Bắc được giác ngộ cách mạng) cùng anh em hội viên cứu quốc và nhân dân Tu Lý hết sức đùm bọc, giúp lương thực, thực phẩm, bảo vệ an toàn, bí mật để lớp huấn luyện đầu tiên đạt kết quả. Kết thúc thời gian huấn luyện, các tự vệ tỏa về các địa phương trở thành lực lượng nòng cốt tiếp tục gây dựng và phát triển phong trào cách mạng, góp phần vào thắng lợi của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945. Cách mạng Tháng Tám thành công đã giải phóng đồng bào các dân tộc thoát khỏi ách áp bức bóc lột của thực dân, phong kiến, chế độ lang đạo. Nhân dân trở thành người làm chủ xây dựng quê hương, bản làng, làm chủ núi rừng, đất nước.  

67 năm đã trôi qua, xóm Giằng Sèo nay thuộc xã Cao Sơn, cuộc sống đã có nhiều đổi thay nhưng những giá trị lịch sử vẫn còn vẹn nguyên dấu ấn, trở thành điểm tựa, nền tảng giáo dục thế hệ con cháu vững vàng tiếp nối truyền thống cha ông trong công cuộc xây dựng đất nước. Trong nắng thu hanh vàng, đưa chúng tôi đến thăm Tượng đài, em Nguyễn Thị Hồng, một đoàn viên trẻ của Đoàn xã cho biết: Tượng đài khu căn cứ Giằng Sèo là nơi khắc ghi dấu ấn lịch sử đấu tranh cách mạng hào hùng trên quê hương Đà Bắc, thể hiện tinh thần yêu nước, một lòng hướng về cách mạng của đồng bào các dân tộc trong huyện. Là lớp thế hệ trẻ được sinh ra khi đất nước đã hòa bình, thống nhất, chỉ được nghe về chiến tranh qua các câu chuyện kể và những chứng tích lịch sử, đặc biệt là được sống ngay trên mảnh đất in đậm dấu ấn lịch sử giúp chúng em càng thêm hiểu biết, trân trọng thành quả cách mạng của cha ông. Từ đó không ngừng phát huy truyền thống cách mạng, tuổi trẻ xung kích, đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương, tích cực hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.  

Xóm Sèo nay có 210 hộ với trên 800 nhân khẩu gồm 4 dân tộc Mường, Kinh, Tày, Dao cùng chung sống. Đời sống chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tập trung trồng màu, ngô, dong riềng, mía, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Anh Nguyễn Thanh Sơn, Trưởng ban công tác mặt trận xóm cho biết:  Cùng với những hộ dân bản địa, xóm còn có các hộ dân ở dưới xuôi lên khai hoang, dân chuyển lòng hồ cùng sinh sống, làm ăn. Dù là người gốc  hay không, người dân trong xóm luôn đoàn kết, chung tay xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, đủ đầy, góp phần đưa quê hương chiến khu ngày càng đổi mới, phát triển. Đến nay, 100% hộ dân trong xóm có nhà xây kiên cố, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 14 triệu đồng/năm. Xóm có 112 hộ gia đình đạt văn hóa, 3 năm liên tục (2009-2011), xóm được công nhận làng văn hóa.

 

                                                                 Hà Thu

 

 

 

Các tin khác


Tỉnh Hòa Bình tham gia Tọa đàm Kết nối địa phương, doanh nghiệp Việt Nam - Canada

Vừa qua, đoàn công tác tỉnh Hòa Bình cùng đoàn công tác Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao và các tỉnh bạn tham gia Chương trình Quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada đã đến thăm và có buổi làm việc với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Vancouver, Canada. Tiếp đón các đoàn công tác có đồng chí Phan Kiều Thu, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Vancouver, Canada.

Thanh niên huyện Cao Phong khơi dậy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo

Với tinh thần nhiệt huyết, không ngại khó, thời gian qua, nhiều đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện Cao Phong đã năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Từ đó xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả do đoàn viên, thanh niên làm chủ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Đồng ý về việc khởi tố đối với ông Dương Văn Thái

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái, đại biểu Quốc hội khóa XV.

Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh

Những năm qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Qua đó góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục