Đại biểu QH tỉnh thảo luận tại tổ.

Đại biểu QH tỉnh thảo luận tại tổ.

(HBĐT) - Sáng ngày 28/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy, chữa cháy; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Điều 170 Luật Doanh nghiệp; Việc đàm phán, ký kết thỏa thuận cấp Chính phủ giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam – Lào. Về nội dung và sự cần thiết của việc sửa đổi, bổ sung của hai dự thảo Luật và việc đàm phán, ký Thỏa thuận cấp Chính phủ giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam – Lào, các đại biểu thống nhất cao với việc sửa đổi bổ sung và ký kết là cần thiết. Đồng thời các đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình có ý kiến cụ thể:

 

Đại đại biểu Bùi Văn Tỉnh, nhận định và có một số ý kiến đề nghị Dự thảo cần xem xét đó là: Nhìn chung, tình hình biên giới giữa hai nước cơ bản ổn định, an ninh trật tự, an toàn xã hội được giữ vững, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương, góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào. Bên cạnh đó, hai bên cũng nhận định vẫn còn một số vấn đề tồn tại trong công tác quản lý biên giới, cần có sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ hơn nữa của các bộ, ngành và địa phương hữu quan hai bên để giải quyết. Đặc biệt là trong công tác quản lý qua lại biên giới; tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, thương mại khu vực biên giới; giải quyết vấn đề dân di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước. Tuy nhiên, giải quyết vấn đề này, e rằng sẽ tạo ra tiền lệ khi sự việc tương cũng xảy ra với các nước khác thì chúng ta giải quyết như thế nào? và vấn đề an ninh có được đảm bảo không ?.

 

Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, có ý kiến cho rằng: Qua 10 năm thực hiện, Luật phòng cháy và chữa cháy đã tạo cơ sở pháp lý cho việc xác định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác phòng cháy, chữa cháy, nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy. Hiện cả nước đã thành lập được gần 123.000 đội dân phòng và đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở với gần 1,5 triệu cán bộ, đội viên và 185 đội cảnh sát phòng cháy, chữa cháy chuyên nghiệp. Công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy được tăng cường. Cơ quan chức năng đã phát hiện, xử lý nhiều vi phạm trong công tác phòng cháy, chữa cháy. Tuy nhiên, Luật đã bộc lộ những vướng mắc, bất cập cần được sửa đổi, bổ sung. Đó là: đề nghị Dự thảo cần xác định rõ tiêu chí thế nào là nhà cao tầng, siêu cao tầng, quy định hệ thống cơ sở hạ tầng các khu vực này như thế nào để bảo đảm việc PCCC; bổ sung quy định về PCCC đối với tàu điện ngầm, tàu điện trên cao, hầm ngầm, khai thác mỏ dầu khí...  Về quy định phân biệt, tách các đối tượng cụ thể, phân loại rõ chủ rừng nào thì phải thực hiện như theo quy định của dự thảo Luật, chủ rừng nào thì được lực lượng PCCC chuyên trách tại địa phương hướng dẫn thực hiện hoặc phối hợp hỗ trợ việc xây dựng phương án chữa cháy. Đề nghị dự thảo quy định chính sách hỗ trợ cho các đối tượng trực tiếp tham gia chữa cháy tại chỗ khi có đám cháy xảy ra. Đồng thời, đối chiếu Luật ngân sách nhà nước và Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân về thẩm quyền trình phương án phân bổ ngân sách để quy định cho phù hợp. Đề nghị Dự thảo quy định chặt chẽ và cụ thể hơn về điều kiện hoạt động kinh doanh tại các cơ sở này cũng như điều kiện về tiêu chuẩn và kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ của người phụ trách ngành, nghề kinh doanh lĩnh vực này ngay trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC.

 

Đại biểu Nguyễn Thanh Hải, đại biểu Nguyễn Cao Sơn có ý kiến cho rằng Luật sửa đổi, bổ sung Điều 170 của Luật Doanh nghiệp lần này nhằm tạo cơ sở pháp lý để khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa đăng ký lại thực hiện dự án đầu tư mới và đầu tư mở rộng tại Việt Nam. Tuy nhiên, đề nghị cần rà soát cụ thể và chỉ cho phép doanh nghiệp đăng ký lại hoặc mở rộng ngành nghề nếu hoạt động đầu tư không vi phạm pháp luật (về bảo vệ môi trường, về thực hiện nghĩa vụ thuế...), phù hợp với quy hoạch, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Nhà nước. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc doanh nghiệp không thực hiện thủ tục đăng ký, là do một số doanh nghiệp muốn tiếp tục duy trì mô hình hoạt động cũng như phương thức quản lý đã tồn tại ổn định trong nhiều năm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này không lường trước được việc không được phép gia hạn hoạt động hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh nếu không đăng ký lại trong thời hạn quy định. Ngoài ra, một số doanh nghiệp không đạt được nhất trí giữa các bên liên doanh trong việc thực hiện thủ tục đăng ký lại vì theo điều lệ doanh nghiệp, việc gia hạn hoặc tổ chức lại doanh nghiệp phải thực hiện theo nguyên tắc nhất trí phù hợp với quy định tại Luật Đầu tư nước ngoài trước đây. Do đó, việc không thực hiện thủ tục đăng ký lại của doanh nghiệp có vốn FDI đã làm phát sinh nhiều khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp cũng như công tác quản lý nhà nước. Đồng thời các đại biểu cũng chỉ ra rằng, nội dung này đã được sửa đổi, gia hạn thời gian một lần năm 2009, nay tiếp tục sửa đổi sẽ không thể hiện được tính tôn nghiêm pháp luật. Dự án Luật doanh nghiệp (sửa đổi) cũng đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014, dự kiến trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến vào kỳ họp thứ 7, do vậy, đề nghị Dư thảo xem xét đến việc cần thiết hay chưa cần thiết phải sửa đổi riêng Điều 170 của luật này.

 

 

                    Bùi Mạnh Cường

                 (Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh)

 

 

Các tin khác


Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Nhịp sống mới ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng

Đà Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhiều năm qua, đất và người Đà Bắc luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục