Chợ Pà Cò (Mai Châu) được đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu giao lưu, mua bán, trao đổi hàng hóa cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Chợ Pà Cò (Mai Châu) được đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu giao lưu, mua bán, trao đổi hàng hóa cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

(HBĐT) - Huyện Mai Châu có 7 dân tộc anh em và có tới 88,4% là người dân tộc thiểu số định cư tại 138 xóm, bản, KDC ở 23 xã, thị trấn. Trong đó có 8 xã đặc biệt khó khăn và 8 xóm ở xã vùng 2 diện đầu tư Chương trình 135.

 

Thực hiện chính sách đào tạo cán bộ cơ sở và cộng đồng dân cư, từ năm 2012 đến nay, Chương trình 135 kéo dài đã cấp cho huyện Mai Châu trên 2,4 tỷ đồng và mở được 25 lớp đào tạo, bồi dưỡng, 28 lớp tập huấn cho 2.378 lượt người. Thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, học viên được tiếp thu các nội dung về các chính sách phát triển KT-XH vùng dân tộc và miền núi, tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt, quy chế dân chủ ở cơ sở. Ngoài ra, từ năm 2006 đến nay đã có 47 học sinh trong huyện được xét cử tuyển tại các trường đại học. Trong đó, 4 sinh viên đã tốt nghiệp được bố trí làm việc phù hợp với chuyên ngành đã đào tạo tại trường học, bệnh viện trong huyện.

 

Từ các nguồn vốn Chương trình 134, 135 kéo dài, chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, dự án phát triển vùng hồ sông Đà, các xóm, xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện đã được đầu tư trên 33,1 tỷ đồng, xây dựng 66 công trình hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội như trạm y tế, trạm phát lại truyền hình, công trình nước sinh hoạt, thủy lợi, GTNT, nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà lớp học, nhà ở giáo viên... Các công trình sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng đều phát huy hiệu quả.

 

Trong 2 năm 2012 - 2013, toàn huyện có 417 hộ được vay vốn với số tiền trên 2 tỷ đồng để phát triển sản xuất theo Quyết định 32 và 126 của Chính phủ về chính sách vay vốn đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.

 

Nhờ thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án và chính sách dân tộc KT-XH trên địa bàn huyện không ngừng phát triển, ANCT - TTATXH luôn ổn định, giữ vững. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là các thôn, bản đặc biệt khó khăn từng bước được cải thiện và nâng cao, giảm dần khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và các vùng trong huyện. Các công trình hạ tầng KT-XH đều phát huy hiệu quả đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH và đời sống dân sinh trên địa bàn, tạo diện mạo các làng, bản ngày càng khang trang. Người dân đã từng bước nâng cao kỹ năng, trình độ thâm canh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường. Theo đó, toàn huyện không còn hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 49% (năm 2006) xuống còn 25,8% (năm 2012). Năm 2006, trên địa bàn huyện còn 56 thôn, bản đặc biệt khó khăn, đến năm 2013 giảm xuống còn 46 thôn, bản.

 

 

                                                                        Đức Phượng

 

 

 

Các tin khác


Đảng bộ xã Tú Lý khẳng định vai trò lãnh đạo

Sau sáp nhập, xã Tú Lý có địa bàn rộng, dân số đông. Trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ 2020 - 2025, xã định hướng tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng; thực hiện các mô hình sản xuất hiệu quả để nâng cao thu nhập cho người dân và giảm nghèo bền vững. Để đạt được điều này, Đảng bộ xã xác định vai trò lãnh đạo của cấp ủy và sự tiên phong, gương mẫu của đảng viên là hết sức quan trọng.

Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" huyện Kim Bôi lần thứ VII

Ngày 26/4, Hội Cựu chiến binh huyện Kim Bôi tổ chức Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" lần thứ VII, giai đoạn 2019 - 2024.

Phát huy mạnh mẽ vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 26/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo khoa học "Phát huy vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng (BVNTTT) của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay”.

Thông tin kỳ họp lần thứ 26 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Ngày 26/4, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy tiến hành kỳ họp lần thứ 26, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp, UBKT Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận các nội dung:

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tân Lạc lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trong 2 ngày 25 - 26/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tân Lạc tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đây là đơn vị được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chọn tổ chức Đại hội điểm cấp huyện. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vân Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh dự và chỉ đạo Đại hội.

Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục