Công trình nước sạch được Nhà nước đầu tư, góp phần cải thiện  cuộc sống của nhân dân xã Pà Cò.

Công trình nước sạch được Nhà nước đầu tư, góp phần cải thiện cuộc sống của nhân dân xã Pà Cò.

(HBĐT) - Đồng chí Sùng A Màng, Chủ tịch UBND xã Pà Cò cho biết: Pà Cò là xã vùng sâu, xa của huyện Mai Châu với 534 hộ, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống (chiếm 98%). Nơi đây, địa hình phức tạp, thời tiết khắc nghiệt quanh năm; nước sạch còn thiếu về mùa khô; trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán còn nhiều lạc hậu; sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên nên đời sống của bà con gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo ở xã còn cao... Trước tình hình trên, Đảng bộ, chính quyền xã đã triển khai nhiều giải pháp phát triển KT-XH phù hợp với điều kiện.

 

Những ưu tiên trong xoá đói - giảm nghèo (XĐ-GN) được cụ thể hoá bằng các hoạt động cụ thể như: chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cho vay vốn ưu đãi, tập huấn và chuyển giao KH-KT sản xuất nông nghiệp cho người dân. Thực tế, công tác XĐ-GN được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của xã từ nhiều năm trước. Song, kết quả vẫn chưa thực sự cao, bền vững bởi ý thức của người dân về XĐ-GN còn hạn chế. Người dân, nhất là các hộ thuộc diện nghèo thường ỷ lại, chưa có ý thức vươn lên trong phát triển kinh tế cải thiện đời sống. Đặc biệt, tình hình ANTT trên địa bàn còn nhiều diễn biến phức tạp; tỷ lệ người nghiện ma túy, tham gia vận chuyển, buôn bán ma và tỷ lệ các cặp vợ chồng sinh con thứ 3 trở lên, tỷ lệ các cặp vợ chồng tảo hôn vẫn còn cao... Do vậy, những năm gần đây, xã đã đặc biệt chú trọng tuyên truyền nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người dân về XĐ-GN, qua đó khơi dậy tinh thần tự lực trong phát triển kinh tế gia đình. Cùng với đó là tích cực chuyển giao ứng dụng các tiến bộ KH-KT và công nghệ vào sản xuất nhằm thay đổi tập quán canh tác cũ, nâng cao trình độ thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp. Với phương châm trao cho người nghèo “cần câu” để họ tự vươn lên, Đảng bộ, chính quyền xã đã chú trọng xây dựng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, áp dụng các biện pháp thâm canh, chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng, vật nuôi thích hợp với điều kiện tự nhiên và khuyến khích người dân học hỏi kinh nghiệm trong phát triển sản xuất như: hình thành các vùng trồng ngô mới, dong riềng, chè shan tuyết (ngoài trên 1.000 cây chè cổ thụ, xã còn mở rộng diện tích trồng hàng chục ha)...  Nhờ đó, đời sống của bà con nơi đây được cải thiện; cơ bản đã xóa được hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ trên 32,7% (năm 2013) xuống còn 21,7% (năm 2014); nhiều hộ đã có nhà khang trang, mua sắm được đầy đủ tiện nghi sinh hoạt; các vấn đề xã hội như: tình trạng tảo hôn giảm còn 3 cặp tảo hôn; đối tượng nghiệm ma túy giảm còn 6 đối tượng (năm 2013 là 24 đối tượng)…

 

Đặc biệt, để thực hiện giảm nghèo bền vững, trong những năm gần đây, xã được tiếp nhận sự quan tâm giúp đỡ của các chính sách ưu tiên như: UBND tỉnh phân công Ban Dân tộc là cơ quan phụ trách, giúp đỡ xã trong phát triển KT-XH, XĐ-GN; lồng ghép các nguồn vốn, ưu tiên đầu tư các chương trình, dự án... Cụ thể như: từ năm 1999, Chương trình 135 giai đoạn II (nay là dự án thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững) đã đầu tư hàng chục công trình hạ tầng cơ sở, hỗ trợ sản xuất, duy tu, bảo dưỡng với kinh phí đã đầu tư, hỗ trợ trên 15 tỷ đồng hay chính sách hỗ trợ di dân, thực hiện ĐC-ĐC cho đồng bào dân tộc thiểu số đã xây dựng điểm ĐC-ĐC tập trung tại bản Cang với vốn thực hiện 11 tỷ đồng (đầu tư 8 công trình xây dựng cơ sở hạ tầng như: điện, đường, mặt bằng dân cư, nước sinh hoạt, trường mầm non, nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà tiểu học, tường rào khu công cộng, hỗ trợ phát triển sản xuất, khuyến nông, khuyến ngư... Tiếp đó là Chương trình 134 - chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở thôn, xã, bản đặc biệt khó khăn. Chương trình này đã thực hiện đầu tư nước sinh hoạt tập trung 1 tỷ đồng, hiện nay đang tổng hợp nhu cầu để xây dựng... Ngoài ra, trên địa bàn xã còn thực hiện đồng thời một số chính sách khác như: chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn; chính sách vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ DTTS đặc biệt khó khăn giai đoạn 2011-2015; chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS...

 

 

 

                                                                           Hồng Duyên

 

 

 

Các tin khác


Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Huyện Kim Bôi gặp mặt chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 25/4, huyện Kim Bôi tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thành ủy Hòa Bình tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết xây dựng văn hóa con người Việt Nam

Sáng 25/4, Thành ủy Hòa Bình tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; 15 năm thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU, ngày 13/4/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị khoá X về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Đức Hinh thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên tại huyện Kim Bôi

Sáng 25/4, đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đoàn công tác đã thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi.

Huyện Lạc Thủy: Gắn lý luận với thực tiễn trong phát triển kinh tế - xã hội

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 9/10/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về "Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030” trên địa bàn huyện Lạc Thủy, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã vận dụng có hiệu quả lý luận vào thực tiễn trên tất cả các lĩnh vực: xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng - an ninh.

Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục