Nhân dân xóm Sèo chăm sóc, chỉnh trang lại khu vực Tượng đài Căn cứ cách mạng Giằng Sèo.

Nhân dân xóm Sèo chăm sóc, chỉnh trang lại khu vực Tượng đài Căn cứ cách mạng Giằng Sèo.

(HBĐT) - Lời kể của chủ tịch UBND xã Cao Sơn (Đà Bắc) Triệu Phúc Thi đưa chúng tôi về thời điểm năm 1945, chiến khu Hòa - Ninh - Thanh được thành lập và phát triển mạnh mẽ đã tác động đến phong trào cách mạng tỉnh ta. Vấn đề cấp bách phát triển phong trào cách mạng được Ban cán sự Đảng tỉnh khẳng định là: “Khẩn trương xây dựng các đội cứu quốc, phát động sâu rộng phong trào cứu quốc trong nhân dân”.

 

Ở Đà Bắc, đồng bào Mường, Tày, Dao đã biết đến Việt Minh, hiểu về cách mạng. Phong trào cách mạng có ảnh hưởng lớn, tác động đến hàng ngũ chánh tổng, lý tổng tạo điều kiện thuận lợi cho tuyên truyền gây dựng cơ sở trong đồng bào dân tộc. Cùng thời gian này, Ban cán sự Đảng tỉnh lên kế hoạch mở lớp huấn luyện quân sự cho các hội viên tự vệ cứu quốc thị xã tại Tu Lý. Xóm Giằng, Sèo khi đó thuộc xã Tu Lý có địa thế thuận lợi, đảm bảo yêu cầu an toàn, bí mật nên được chọn là nơi tổ chức lớp. Quân số dự huấn luyện gồm 12 đội viên tự vệ cứu quốc thị xã Hòa Bình, 4 đồng chí cán bộ người Quỳnh Lưu (Nghệ An) và 3 thanh niên dân tộc địa phương.

 

Sau khi học lý thuyết, các đội viên tự vệ thực hành tập luyện chiến đấu ngay trên đồng ruộng. Những ngày huấn luyện này đã tạo thanh thế Việt Minh ngày càng cao, làm cho các hào lý run sợ, khuất phục, nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào cách mạng. Trong thời gian huấn luyện, lớp học đã được gia đình ông Đinh Công Sắc - người thanh niên đầu tiên của Đà Bắc được giác ngộ cách mạng) cùng anh em hội viên cứu quốc và nhân dân Tu Lý hết sức đùm bọc, giúp lương thực, thực phẩm, bảo vệ an toàn, bí mật để lớp huấn luyện đạt kết quả. Kết thúc thời gian huấn luyện, đội viên tự vệ tỏa về các địa phương trở thành lực lượng nòng cốt tiếp tục gây dựng và phát triển phong trào cách mạng, góp phần vào thắng lợi của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945. Cách mạng tháng Tám thành công đã giải phóng đồng bào các dân tộc thoát khỏi ách áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến, chế độ lang đạo. Khu căn cứ cũng là nơi chi bộ Đảng đầu tiên của huyện ra đời vào tháng 11/1947.

 

Tượng đài khu căn cứ cách mạng Giằng Sèo đứng uy nghiêm như khẳng định giá trị lịch sử vẹn nguyên, trở thành điểm tựa để con cháu hôm nay tiếp nối truyền thống, bằng sức lực và trí lực cống hiến cho quê hương, Tổ quốc. Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Cao Sơn đã nỗ lực, chung tay đẩy nhanh công cuộc XĐ -GN, giữ vững ANCT -TTATXH. Trong phát triển kinh tế đã tập trung xây dựng vùng cây, con hàng hóa chủ lực, trong đó, diện tích cây ngô đạt 660 ha, 150 ha dong riềng, 100 ha sắn. Về chăn nuôi đã mở rộng quy mô đàn gia súc và lợn bản địa với xấp xỉ 2.000 con. Thu nhập bình quân năm 2013 đạt 14 triệu đồng /người/năm. Riêng xóm Sèo, nơi căn cứ cách mạng xưa là điểm tập trung dân cư gần như đông nhất của xã với 212 hộ, 800 nhân khẩu. Trưởng xóm Nguyễn Văn Đức vui mừng cho biết: Đời sống của bà con các dân tộc Mường, Tày, Dao, Kinh đã và đang đổi thay từng ngày. Không chỉ hộ dân bản địa mà những hộ dân từ mạn xuôi lên đây khai hoang, dân chuyển từ vùng lòng hồ về đều đoàn kết một lòng dựng xây cuộc sống mới. Bên cạnh cây ngô và cây nguyên liệu dùng cho công nghiệp chế biến như mía, dong riềng, chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng là thế mạnh. Đến nay, 100% hộ dân có nhà xây kiên cố, thu nhập bình quân đạt 17 triệu đồng /người/năm. Đời sống vật chất, tinh thần không ngừng được cải thiện, nhân dân trong xóm luôn thực hiện tốt CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC”, nhiều năm liền giữ vững làng văn hóa cấp cơ sở.   

 

 

 

                                                                               Bùi Minh   

 

 

 

Các tin khác


Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" huyện Kim Bôi lần thứ VII

Ngày 26/4, Hội Cựu chiến binh huyện Kim Bôi tổ chức Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" lần thứ VII, giai đoạn 2019 - 2024.

Phát huy mạnh mẽ vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 26/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo khoa học "Phát huy vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng (BVNTTT) của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay”.

Thông tin kỳ họp lần thứ 26 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Ngày 26/4, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy tiến hành kỳ họp lần thứ 26, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp, UBKT Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận các nội dung:

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tân Lạc lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trong 2 ngày 25 - 26/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tân Lạc tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đây là đơn vị được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chọn tổ chức Đại hội điểm cấp huyện. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vân Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh dự và chỉ đạo Đại hội.

Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Huyện Kim Bôi gặp mặt chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 25/4, huyện Kim Bôi tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục