Các đồng chí: Nguyễn Quân, UVT.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN; Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo tỉnh Hoà Bình và các tỉnh bạn trao đổi kinh nghiệm trong khuôn khổ lễ đón nhận Chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong.
(HBĐT) - Ngày 16/11, UBND tỉnh long trọng tổ chức lễ đón nhận Chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong. Dự buổi lễ, về phía đại biểu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Quân – UVT.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN; Tạ Quang Minh - Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ; lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện trực thuộc Bộ KH&CN; lãnh đạo một số tỉnh, thành phố.
Về phía tỉnh có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh – UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Quang - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Khoa học tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; cùng đại diện các doanh nghiệp, hộ trồng cam tiêu tiểu trên địa bàn huyện Cao Phong.
Chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận Chỉ dẫn địa lý vào tháng 11/2014. Theo đó, chứng nhận bảo hộ Chỉ dẫn địa lý Cam cho 4 giống cam của huyện Cao Phong gồm: CS1, Xã Đoài lùn, Xã Đoài cao và Cam Canh. Đây là các giống cam có nguồn gốc di thực từ cam Xã Đoài (Nghệ An), cam Canh (Vân Canh) nhưng do hợp đất, hợp nước nên khi được trồng trên đất Cao Phong. Các giống cam này cho chất lượng đặc trưng khác với các giống gốc như: mọng nước hơn, vị ngọt nhẹ, vỏ quả màu vàng óng đẹp mắt và được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, thậm chí hơn cả giống cam gốc. Đây chính là các tiêu chuẩn chất lượng đặc thù được tạo nên bởi điều kiện tự nhiên, con người tại địa phương, Trong quá trình xây dựng Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong, các nhà nghiên cứu đã thực hiện điều tra về danh tiếng của sản phẩm, xác định nguồn gốc, đặc tính sản phẩm, tính chất đặc thù, các yếu tố ngoại cảnh, xây dựng bản đồ khu vực địa lý, xây dựng logo và nhãn mác sản phẩm. Việc sản phẩm cam của huyện Cao Phong được bảo hộ chỉ dẫn địa lý là bước ngoặt mang tính chiến lược, là kết quả quan trọng trong chiến lược phát triển KT-XH của huyện và là tiền đề quan trọng để tiếp tục xây dựng và phát triển thương hiệu Cam Cao Phong.
Đồng chí Tạ Quang Minh - Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ trao Giấy chứng nhận Chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong.
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: Việc Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ KH&CN cấp văn bằng bảo hộ Chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong là một bước đột phá mở ra nhiều cơ hội cho người trồng cam của huyện Cao Phong. Tại tỉnh ta, đến nay, cam Cao Phong là sản phẩm đầu tiên và duy nhất của tỉnh được cấp văn bằng bảo hộ Chỉ dẫn địa lý. Đây là bước đột phá trong công tác phát triển tài sản trí tuệ cũng như góp phần phát triển KT-XH địa phương bởi đây là hình thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cao nhất dùng cho các sản phẩm có chất lượng đặc thù do các điều kiện địa lý của khu vực đó quyết định. Đồng chí cũng cho biết: Hiện, diện tích trồng cam của huyện Cao Phong đạt khoảng 1.200 ha. Dự kiến đến năm 2017, toàn huyện Cao Phong sẽ duy trì diện tích cam khoảng 1.500 ha, sản lượng bình quân đạt trên 20.000 tấn/năm, giá trị thu nhập đạt trên 500 triệu đồng/ha.
Nhân sự kiện này, đồng chí Nguyễn Quân, UVT.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN đã chúc mừng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hoà Bình nói chung, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Cao Phong nói riêng. Đồng thời nhấn mạnh: Việc bảo hộ thành công Chỉ dẫn địa lý Cam Cao Phong là kết quả quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu. Nhiệm vụ quan trọng hơn là phải duy trì và phát triển thương hiệu Cam Cao Phong để đưa thương hiệu này xứng đáng là thương hiệu mạnh của quốc gia.
Tại buổi lễ, đồng chí Bùi Văn Tỉnh – UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ phát biểu nhấn mạnh: Với những giá trị riêng có của mình, việc cam Cao Phong được cấp Giấy chứng nhận Chỉ dẫn đại lý là một bước tiến hết sức quan trọng. Từ chỗ chỉ là sản phẩm được ưa chuộng ở địa phương, cam Cao Phong sẽ được người tiêu dùng cả nước biết đến, trở thành thương hiệu nông sản mang tầm vóc quốc gia có sức vươn bền bỉ ra thị trường trong nước và quốc tế. Theo đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ: Trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, tham gia cộng đồng ASEAN, đã và đang tham gia các hiệp định FTA, TTP... thì việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ trở thành công cụ thương mại quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh thâm nhập thị trường. Với việc chỉ dẫn địa lý Cao Phong được đăng ký bảo hộ thành công, tỉnh Hoà Bình cũng đang tích cực chung tay, góp sức vào công cuộc đó. Từ thành công bước đầu trong công cuộc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản của tỉnh Hoà Bình, hy vọng sắp tới sẽ còn có nhiều sản phẩm mang địa danh của tỉnh Hoà Bình đi xa, vươn ra thị trường trong nước và quốc tế./.
Thu Trang
(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của Huyện ủy Mai Châu, sau gần 4 năm thực hiện NQĐH Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2010 - 2015, Mai Châu đã có bước chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực. Huyện đã đạt và vượt 7/15 chỉ tiêu NQĐH đề ra. Tuy nhiên vẫn còn 8 chỉ tiêu chưa đạt, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực kinh tế và văn hóa. Để phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ tiêu NQ, Huyện ủy, BTV Huyện ủy Mai Châu đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, ngành, đoàn thể trong huyện cùng dồn sức thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp đề ra đến cuối nhiệm kỳ.
(HBĐT) - Trong 2 ngày 13 và 14/11, tại Cung Văn hóa tỉnh đã diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Hòa Bình lần thứ II, năm 2014. Dự Đại hội có các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc, UV Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng BCĐ Tây Bắc; Bùi Thị Thanh, Phó Chủ tịch Uỷ ban T.Ư MTTQ Việt Nam; Phan Văn Hùng, Thứ trưởng - Phó Chủ nhiệm UB Dân tộc; đại diện một số tỉnh bạn. Tỉnh ta có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy; các đồng chí lãnh đạo tỉnh, nguyên là lãnh đạo tỉnh… Đặc biệt có 250 đại biểu đại diện cho hơn 56 vạn đồng bào dân tộc của tỉnh.
Sáng 14-11, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng báo cáo trước Quốc hội về một số vấn đề về việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn. Báo cáo nhấn mạnh: Việc đánh giá tín nhiệm lần này, tuy “lá phiếu nhẹ, nhưng trọng trách rất nặng” đòi hỏi từng vị đại biểu phải khách quan, công tâm, chính xác, có trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, Nhân dân.
(HBĐT) - Từ ngày 13-15/11, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, Hội Nhà Báo Việt Nam phối hợp Hội Nhà báo tỉnh Hà Nam tổ chức lớp tập huấn viết tin, bài và chụp ảnh tuyên truyền Đại hội Đảng các cấp. Tham dự có trên 30 phóng viên, biên tập viên của các báo: Hà Nam, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hòa Bình, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Tạp chí Xây dựng Đảng…
(HBĐT) - Chi bộ Đảng TTGDTX tỉnh có 13 đảng viên chính thức. Thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, chi bộ đã xây dựng kế hoạch và đề ra phương hướng, biện pháp khắc phục, sửa chữa những khuyết điểm, yếu kém.
(HBĐT) - Nam Sơn là xã vùng cao thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Tân Lạc. Điều hành mọi hoạt động của xã hiện tại có 21 cán bộ biên chế quản lý hành chính, trong đó, có 10 cán bộ chuyên trách cấp xã, 11 công chức cấp xã và một số cán bộ hợp đồng. Đội hình cán bộ xã khá trẻ (khoảng 15 người ở độ tuổi từ 30 - 35, 3 người ở độ tuổi ngoài 20). Hiện tại mới có 9% có trình độ đại học, cao đẳng. Nhìn vào thực trạng này, lãnh đạo UBND xã Nam Sơn cũng thẳng thắn thừa nhận: đội ngũ cán bộ xã hiện tại vừa thiếu, vừa yếu cần được bổ sung. Tuy nhiên việc tạo nguồn cán bộ lại chưa được xã quan tâm thực hiện một cách bài bản có hệ thống.