Cán bộ Phòng LĐ-TB&XH huyện Kỳ Sơn thường xuyên trao đổỷi nghiệp vụ  nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

Cán bộ Phòng LĐ-TB&XH huyện Kỳ Sơn thường xuyên trao đổỷi nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

(HBĐT) - Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh giai đoạn 2011-2020 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 109, ngày 17/1/2012. Ngày 18/1/2013, UBND tỉnh tổ chức hội nghị công bố Quy hoạch phát triển nhân lực và tiếp xúc với các nhà đầu tư, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh. Sau 3 năm triển khai thực hiện quy hoạch đã đạt được những kết quả bước đầu. Các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo, người lao động đã nắm bắt được những định hướng phát triển, góp phần làm thay đổi nhận thức, quan điểm trong công tác đào tạo nghề, lựa chọn nghề của người lao động. Tạo được sự kết nối giữa người lao động với doanh nghiệp sử dụng lao động và cơ sở đào tạo Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quy hoạch cũng còn nhiều khó khăn.

 

Theo quy hoạch, quan điểm phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2020 là phù hợp, đồng bộ với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, từng ngành, địa phương; phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề rộng khắp toàn tỉnh, đa dạng hình thức dạy nghề, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng dạy nghề; đẩy mạnh xã hội hoá dạy nghề, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân đầu tư cho dạy nghề. Mục tiêu đến năm 2020 có 65% tỷ lệ nhân lực được đào tạo . 

Thực hiện các chương trình, đề án đã được duyệt trong quy hoạch, thời gian qua, các sở, ngành chức năng đã tham mưu cho UBND tỉnh hoàn thành việc xây dựng dự thảo Quy định một số chính sách khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức học tập, thu hút và tiếp nhận, sử dụng sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, người có trình độ cao về công tác tại tỉnh giai đoạn 2015-2020; phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; ban hành danh mục nghề và mức kinh phí hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956; hướng dẫn tổ chức thực hiện dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn; xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình trình độ sơ cấp của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh, dạy nghề dưới 3 tháng phù hợp tình hình thực tiễn từng vùng, đáp ứng nhu cầu, trình độ người học. 

Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH, trên địa bàn tỉnh hiện có 36 cơ sở dạy nghề, trong đó có 3 trường cao đẳng, 1 trường trung cấp nghề, 10 trung tâm dạy nghề huyện, 22 cơ sở có chức năng dạy nghề. Các cơ sở dạy nghề công lập được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất (phòng học, xưởng thực hành, văn phòng và các công trình phụ khác) bảo đảm đủ điều kiện đào tạo. 10 trung tâm dạy nghề  được đầu tư trang thiết bị cho các nghề có trình độ sơ cấp như điện dân dụng, may công nghiệp, tin học, hàn, sửa chữa xe máy Nổi bật là thực hiện Đề án 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, công tác đào tạo nghề được tập trung theo hướng hiệu quả, thiết thực, chú trọng đào tạo các nghề để chuyển đổi lao động nông thôn sang phục vụ cho ngành công nghiệp, dịch vụ (may công nghiệp, may túi sách siêu thị); đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật cho lao động sản xuất sản phẩm nông nghiệp để nâng cao năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng (chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng mía, trồng rau sạch, trồng cây có múi, nuôi cá lồng...); đào tạo nghề phụ, truyền thống để tạo việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập cải thiện cuộc sống (dệt thổ cẩm, mây giang đan, chổi chít). Kết quả từ các chương trình, đề án, tỷ lệ lao động đào tạo qua các trình độ tăng hàng năm, từ 35% năm 2011 lên 55% năm 2015, trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng từ 29,1% lên 45%. Trong giai đoạn 2011-2015 giải quyết việc làm trong nước cho 76.550 lao động, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 15.310 người. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được tăng cường đào tạo, bồi dưỡng. Trong 5 năm qua đã mở 415 lớp cho 33.507 lượt học viên được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ; 359 cán bộ, công chức, viên chức được cử đi tu nghiệp, bồi dưỡng trong và ngoài nước. 100% cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh đạt chuẩn theo quy định. Trong đó, cán bộ công chức có trình độ chuyên môn đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ 74,3%, cao đẳng, trung cấp chiếm 23,41%; trình độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân chiếm 14%; trung cấp chiếm 6,15%.

Bên cạnh đó, qua triển khai thực hiện quy hoạch cho thấy, thời điểm lập kế hoạch bối cảnh KT-XH ổn định, kinh tế đất nước đang trong thời kỳ tăng trưởng, nhiều doanh nghiệp thành lập mới, hoạt động hiệu quả tạo việc làm cho nhiều lao động. Thời điểm triển khai quy hoạch, kinh tế trong nước thực hiện chính sách thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, nhiều doanh nghiệp trong tỉnh tạm dừng hoạt động, ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng lao động, nhiều dự án, đề án đề ra triển khai thực hiện quy hoạch không thực hiện được. Ngoài ra, tổng nhu cầu kinh phí thực hiện lớn trong khi tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách ảnh hưởng đến việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Với mục tiêu nhằm tạo sự chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh, vùng Thủ đô và yêu cầu của hội nhập quốc tế, Ban chỉ đạo thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh đề ra một số giải pháp thực hiện quy hoạch trong giai đoạn 2016-2020 như: tiếp tục tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung quy hoạch; tăng cường công tác lồng ghép, gắn nhiệm vụ phát triển KT-XH với quy hoạch phát triển nhân lực; đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các chương trình, dự án, đề án; tăng cường thu hút đầu tư; xây dựng phương án, cơ chế huy động các nguồn vốn đầu tư để cân đối đầu tư phát triển cho nhiệm vụ thực hiện các dự án theo quy hoạch; tăng cường xã hội hoá đầu tư lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá - xã hội, dạy nghề...

 

                                                                         Hà Thu

 

Các tin khác

Thanh niên Đoàn Khối cơ quan tỉnh  tặng quà cho hộ nghèo xã Hợp Kim (Kim Bôi).
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
UBND thành phố Hòa Bình bước đầu thành công trong thực hiện cơ chế một cửa hiện đại, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đến giao dịch.

1.600 thanh niên tỉnh ta nô nức lên đường nhập ngũ năm 2016

(HBĐT) - Ngày 23/2, 11/11 huyện, thành phố trong toàn tỉnh đã đồng loạt tổ chức lễ giao quân năm 2016.

Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Tỉnh kiểm tra tiến độ Nhà máy mía đường Lạc Sơn

(HBĐT) - Chiều 22/2, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đi kiểm tra tiến độ xây dựng Nhà máy mía đường tại huyện Lạc Sơn. Cùng đi có lãnh đạo và chuyên viên Sở NN&PTNT, Sở Tài chính và Văn phòng Tỉnh ủy.

Hội CCB tỉnh phát động Tết trồng cây và phong trào “CCB gương mẫu” năm 2016

Ngày 19/2, tại huyện Yên Thủy, Hội CCB tỉnh đã tổ chức lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và phong trào thi đua yêu nước “CCB gương mẫu”. Dự lễ phát động có đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy; lãnh đạo hội CCB tỉnh, huyện Yên Thủy và đông đảo hội viên CCB trên địa bàn huyện.

 Hiệp thương lần thứ nhất bầu cử đại biểu HĐND huyện khóa XIX nhiệm kỳ 2016-2021

(HBĐT) - Huyện Cao Phong đã tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ nhất bầu cử đại biểu HĐND huyện khóa XIX, nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Chương trình Hòa Bình Online thứ 6 ngày 19 tháng 2 năm 2016

(HBĐT) - Hội nghị bàn giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra tình hình sản xuất tại KCN Lương Sơn. Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức lễ phát động Tết trồng cây tại huyện Cao Phong. Khai hội đền Rem. Phóng sự: Du xuân trẩy hội Đền Bờ.

Xây dựng vị trí việc làm tạo hiệu quả trong sử dụng nguồn nhân lực

(HBĐT) - Ngày 8/5/2012, Chính phủ ban hành Nghị định số 41 quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập. Ngày 22/4/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 36 về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức. Tiếp đó, Bộ Nội vụ ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện hai nghị định trên. Việc xây dựng vị trí việc làm tạo thuận lợi cho công tác quản lý, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị các cấp, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực ở các cơ quan, đơn vị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục