Đường giao thông nội đồng liên xóm Cộng - Khang, xã Quy Hậu (Tân Lạc) đã được mở rộng, nâng cấp, thuận tiện cho đi lại và sản xuất của người dân.

Đường giao thông nội đồng liên xóm Cộng - Khang, xã Quy Hậu (Tân Lạc) đã được mở rộng, nâng cấp, thuận tiện cho đi lại và sản xuất của người dân.

(HBĐT) - Thời điểm trước năm 2013, không riêng địa bàn xã Quy Hậu (Tân Lạc) mà ở nhiều địa phương khi triển khai một số công trình hạ tầng nông thôn gặp trở ngại bởi cấp ủy, chính quyền cơ sở và nhân dân chưa tìm được tiếng nói chung. Với việc thực hiện thành công mô hình đồng thuận trong quản trị đất, hạ tầng giao thông nơi đây có nhiều thay đổi. Mô hình nhận được sự ủng hộ của cấp ủy, chính quyền, nhân dân trong xã và ngày càng được phát huy, lan rộng.

 

Đã gần 2 năm kể từ khi công trình đường giao thông nội đồng liên xóm Cộng - Khang được lựa chọn thực hiện mô hình đồng thuận trong quản lý và sử dụng đất, đời sống dân sinh của bà con trong xóm cải thiện nhiều hơn kể từ khi có sự hiện hữu của con đường. Bà Bùi Thị Thiết, trưởng xóm Cộng 1, Phó ban điều hành mô hình chia sẻ: Chúng tôi đã tiến hành tuần tự và đầy đủ các bước của mô hình đồng thuận, từ phân tích hiện trạng, đánh giá tiềm năng, khảo sát tình hình thực tế và nhu cầu người dân, họp thống nhất kết quả khảo sát, họp đại diện cử tri góp ý kiến cho báo cáo khảo sát tình hình, thống nhất và ra quyết định triển khai xây dựng đến họp toàn xóm triển khai thực hiện, giám sát và nghiệm thu công trình. Nhờ đó, cấp ủy, chính quyền và nhân dân đều đồng thuận, công trình phù hợp với chủ trương, kế hoạch phát triển KT-XH, nhất là thực hiện mục tiêu xây dựng NTM. 

Với chiều dài 443 m, trước đây, đường giao thông nội đồng liên xóm Cộng - Khang chỉ là lối mòn, chiều rộng chưa đến 1 m. Vì không có hệ thống thoát nước nên việc thoát nước cho đồng ruộng rất khó khăn. Từ khi thực hiện mô hình có sự tham gia tích cực từ người dân bằng việc hiến đất, đóng góp thêm kinh phí, công trình đã được triển khai thuận lợi. Cuối năm 2014, con đường chính thức nghiệm thu và đưa vào sử dụng mang lại niềm vui cho hàng trăm hộ dân các xóm. Tổng chiều dài tuyến đường 0,5 km, dài hơn 70 m so với kế hoạch ban đầu, chiều rộng 4,2 m, có rãnh thoát nước rộng 0,4 m. Đóng góp cho con đường, 2 hộ dân đã hiến đất thổ cư, 11 hộ hiến đất sản xuất với tổng diện tích 400 m2. Đổi lại, từ khi có con đường, việc đi lại thuận tiện, chuyển chở hàng hóa, vật tư sản xuất dễ dàng, con cháu cũng chọn lối đi này để đến trường, không phải tham gia giao thông trên trục QL 6 đông đúc. 

Cách trung tâm xã Quy Hậu chừng 3 km, đường giao thông xóm Đai trước đây cũng là một trong những lực cản trong phát triển KT-XH bởi toàn tuyến là đường đất, nền đường chật hẹp. Với tính hiệu quả và lan rộng của mô hình đồng thuận trong quản trị đất được áp dụng, con đường đã được mở rộng tổng chiều dài hơn 1,7 km, rộng 6 m thuận tiện cho việc đi lại, mở rộng giao lưu, giao thương hàng hóa mà các hộ dân được hưởng lợi trực tiếp. 

Sau hơn 3 năm, mô hình đồng thuận trong quản trị đất tại xã đã khẳng định hiệu quả và duy trì bền vững, đặc biệt là tính lan rộng. Theo đồng chí Bùi Văn Chiến, Chủ tịch Hội Nông dân xã, từ mô hình đầu tiên đến nay, xã đã áp dụng vào thực tế thi công, xây dựng nhiều công trình phúc lợi xã hội, dân sinh khác, cụ thể là nhà văn hóa xóm Hồng Dương, đường giao thông các xóm Đai, Bậy, Trớ, Bày. Qua tuyên truyền, vận động, các hộ đã đóng góp hàng nghìn ngày công, hiến đất sản xuất, đất thổ cư để tạo nên diện mạo NTM ngày càng khang trang, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn và thúc đẩy tiến trình về đích NTM của xã vào năm 2017. 

      

                                                                   Bùi Minh

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Gieo 368 tấn mạ vụ mùa

(HBĐT) - Theo Sở NN&PTNT, tính đến ngày 23/6, các huyện, thành phố trong tỉnh cơ bản gặt xong diện tích lúa chiêm - xuân và tập trung thu hoạch các loại cây màu vụ xuân. Theo đó, toàn tỉnh đã gặt 15.032 ha, tăng 3.744 ha so với kỳ trước, đạt trên 91% diện tích gieo trồng; thu hoạch gần 9.600 ha ngô, lạc, khoai lang và rau đậu các loại.

Huyện Lạc Thuỷ: Trên 3,5 tỷ đồng vốn đầu tư xây dựng NTM

(HBĐT) - Năm 2016, từ nguồn vốn đầu tư thực hiện chương trình xây dựng NTM, huyện Lạc Thủy được phân bổ 3.570 triệu đồng để thực hiện chương trình.

Huyện Lương Sơn: Tổng vốn huy động xây dựng NTM đạt trên 27 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của BCĐ 800 huyện Lương Sơn, trong 6 tháng đầu năm, tổng vốn huy động xây dựng NTM trên địa bàn huyện đạt 27.144 triệu đồng.

Tín hiệu tích cực từ các giống lúa mới

(HBĐT) - Vụ xuân năm nay, Sở NN&PTNT chỉ đạo Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản phối hợp với Công ty CP Đầu tư thương mại Đại Dương thực hiện mô hình trình diễn 3 giống lúa mới: Đại dương 1, Đại dương 8, ĐD2. Mô hình nhằm đánh giá tiềm năng và khả năng thích ứng của các giống lúa này đối với điều kiện sinh thái của tỉnh, từ đó tìm ra các giống lúa mới có nhiều ưu điểm vượt trội để bổ sung vào cơ cấu giống lúa, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại địa phương. Xóm Đồi, xã Hạ Bì (Kim Bôi) được lựa chọn là địa điểm thực hiện mô hình.

 Hiệu quả từ mô hình nuôi dê

(HBĐT) - Trong những năm qua, nhân dân xã An Bình (Lạc Thủy) tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng nhiều mô hình trang trại có hiệu quả, từng bước cải thiện cuộc sống. Trong đó phải kể đến mô hình chăn nuôi dê được nhân dân ưa chuộng bởi dễ nuôi, không tốn kém chi phí ban đầu và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

83% lao động có việc làm sau dạy nghề

(HBĐT) - 6 tháng đầu năm nay, Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh đã mở 8 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn với 270 học viên về các nghề nuôi gà, lợn hữu cơ, trồng cây có múi, thêu thổ cẩm... Kết thúc khoá học, tỷ lệ lao động có việc làm đạt 83%, trong đó có việc làm tại chỗ 62%, 21% lao động được tuyển dụng vào các doanh nghiệp tại địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục