Trồng nấm sò  của gia đình anh Bùi Văn Hải  ở xóm Biệng,  xã Quyết Chiến  (Tân Lạc)  cho hiệu quả  kinh tế cao.

Trồng nấm sò của gia đình anh Bùi Văn Hải ở xóm Biệng, xã Quyết Chiến (Tân Lạc) cho hiệu quả kinh tế cao.

(HBĐT) - Là một xã vùng cao khó khăn của huyện Tân Lạc, Quyết Chiến hiện có 335 hộ gia đình và 1.579 nhân khẩu. Người dân sinh sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là trồng màu và rau su su. Trong 3- 4 năm lại đây, một số hộ gia đình đã mạnh dạn thử nghiệm mô hình trồng nấm sò đem lại lợi nhuận khá cao.

 

Đến thăm gia đình anh Bùi Văn Hải ở xóm Biệng, xã Quyết Chiến, một trong những hộ tiêu biểu phát triển mô hình trồng nấm sò, anh cho biết: “Nhận thấy xã có địa hình thuận lợi, thời tiết phù hợp với việc trồng nấm nên gia đình tôi đã cải tạo diện tích vườn tạp để phát triển mô hình. Sau 2 năm, đến nay, diện tích trồng nấm sò của gia đình đã được mở rộng lên 1.200 m2. Nguyên liệu để trồng nấm rất đơn giản, chủ yếu là rơm, mùn cưa, bã mía và bông phế thải. Sau 25 - 30 ngày làm các quy trình kỹ thuật trộn nguyên liệu để tạo ra những bịch phôi nấm, từ ngày 40 trở đi các bịch phôi nấm sẽ cho thu hoạch sản phẩm. Năm 2015, gia đình tôi sản xuất được 12.000 bịch phôi nấm và xuất ra thị trường 6 tấn nấm, giá dao động từ 30.000 - 40.000 đồng/kg, thu về 180- 200 triệu đồng, trừ chi phí, lợi nhuận đem lại khoảng 70 triệu đồng.

Anh Hải cho biết thêm, vấn đề quan trọng nhất quyết định đến yếu tố thành công chính là thời tiết, nấm ưa thời tiết ẩm, mát, nhiệt độ trung bình từ 15 - 280C. ưu điểm của việc phát triển mô hình trồng nấm thuận lợi với thời tiết tại xã, đất đai trù phú và cơ sở vất chất phục vụ sản xuất chỉ với tre, bương và các tấm bạt. Ngoài ra, nguyên liệu sử dụng là phế phẩm nông nghiệp, dễ thu mua với giá thành rẻ. Hiện nay, nấm là thực phẩm được thị trường ưa chuộng. Do vậy, sản phẩm làm ra bao nhiêu đều tiêu thụ hết bấy nhiêu. Các thương lái chủ yếu đến từ Hà Nội và các tỉnh lân cận.

 

Tuy nhiên, việc phát triển mô hình trồng nấm sò cũng gặp phải một số khó khăn. Các hộ gia đình tại địa bàn hiện vẫn sản xuất theo hướng nhỏ lẻ, quy mô chưa được nhân rộng. Thời tiết trong những năm gần đây biến đổi thất thường, dễ phát sinh dịch bệnh như dịch ruồi hại nấm. Người dân chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất. Người trồng nấm chưa được hỗ trợ vay vốn đầu tư xây dựng, phát triển mô hình.  

Đồng chí Bùi Văn Bến, Phó chủ tịch UBND xã Quyết Chiến chia sẻ: “Trong những năm gần đây, một số hộ gia đình tại xã trồng nấm đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong thời gian tới, Đảng ủy, chính quyền xã sẽ phối hợp với các cấp hội tổ chức các lớp chuyển giao KH-KT áp dụng vào sản xuất. Ngoài ra, xã sẽ hộ trợ các hộ dân vay vốn để phát triển mô hình trồng nấm đem lại thu nhập cao, góp phần xóa đói - giảm nghèo bền vững”.

 

                                                             Đức Anh

 

Các tin khác

Anh Nguyễn Văn Ân, xóm Mới, xã Thu Phong (Cao Phong) chăm sóc vườn cam với diện tích 1,2 ha; năm 2015  cho thu hoạch 7 tấn,  thu nhập 200  triệu đồng/năm.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Đông đảo đoàn viên thanh niên trên địa bàn đến tìm hiểu thông tin việc làm, học nghề tại Phiên giao dịch việc làm thành phố Hòa Bình năm năm 2016.

Huyện Tân Lạc: 1.500 lượt hộ vay vốn Ngân hàng Chính sách - xã hội

(HBĐT) - Trong những tháng đầu năm, hệ thống ngân hàng trên địa bàn huyện Tân Lạc đã thực hiện nhiều giải pháp huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của địa phương và nhu cầu vay vốn của người dân. Theo đó, chất lượng tín dụng ngày càng ổn định, tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng, nợ xấu giảm so với cùng kỳ năm 2015.

Xóm Thung, Trung Hòa (Tân Lạc) : Lạc quan về hướng đi trong xóa đói - giảm nghèo

(HBĐT) -Trong hành trình 8 km từ UBND xã Trung Hòa (Tân Lạc) vào xóm Thung, chúng tôi gặp nhiều khó khăn khi phải đối mặt với những con dốc cao, lởm chởm sỏi, đá. Toát mồ hôi, cuối cùng, xóm Thung cũng hiện ra với hình ảnh đàn bò đang nhởn nhơ gặm cỏ trên những thửa ruộng bà con vừa thu hoạch...

Huyện Tân Lạc: 1.500 lượt hộ vay vốn Ngân hàng Chính sách - xã hội

(HBĐT) -Trong những tháng đầu năm, hệ thống ngân hàng trên địa bàn huyện Tân Lạc đã thực hiện nhiều giải pháp huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của địa phương và nhu cầu vay vốn của người dân. Theo đó, chất lượng tín dụng ngày càng ổn định, tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng, nợ xấu giảm so với cùng kỳ năm 2015.

Huyện Mai Châu: Thu hút 19 dự án đầu tư

(HBĐT) -Theo báo cáo của UBND huyện Mai Châu, thời gian qua, các cơ quan chức năng của huyện đã tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 19 dự án đầu tư, tổng số vốn đăng ký 665.858 triệu đồng, tổng vốn đầu tư thực hiện 539.214 triệu đồng.

Giải pháp khắc phục yếu kém trong chỉ số tiếp cận đất đai

(HBĐT) - Tiếp cận đất đai là 1 trong 10 chỉ số thành phần trong các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh ta luôn ở mức thấp trong những năm qua. Cụ thể lần lượt các năm từ 2011 - 2015 là: 42, 15, 30 và 51. Năm 2015, chỉ số tiếp cận đất đai của tỉnh được 5,27 điểm, tương đương xếp thứ 51, so với năm 2014 giảm tới 21 bậc. UBND tỉnh đang tập trung chỉ đạo các giải pháp cải thiện chỉ số tiếp cận đất đai, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Vàng tăng vọt lên 38 triệu đồng/lượng

Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ, áp dụng cho ngày 6-7-2016 là 21.866 đồng/USD, tăng tám đồng so với ngày 5-7. Các ngân hàng tiếp tục giữ ổn định giá USD, trong khi giá vàng không ngừng tăng, và đạt mốc 38 triệu/lượng ngay sáng nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục