Mô hình nuôi dê của hội viên Bùi Văn Vượng - Chi hội CCB  thôn Bưa Cú, xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy) đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình nuôi dê của hội viên Bùi Văn Vượng - Chi hội CCB thôn Bưa Cú, xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy) đem lại hiệu quả kinh tế cao.

(HBĐT) - Những năm qua, Hội CCB huyện Lạc Thủy đã thực hiện có hiệu quả phong trào giúp nhau phát triển kinh tế, XĐ-GN. Đây là phong trào thiết thực, ý nghĩa được Hội nhân rộng. Thông qua phong trào, nhiều hội viên CCB có điều kiện sản xuất, vươn lên thoát nghèo.

 

Xác định giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo, làm kinh tế giỏi là một trong những chương trình công tác trọng tâm. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, Hội CCB huyện đã phối hợp với ngành nông nghiệp, trạm KN -KL, các đoàn thể tổ chức 38 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về kinh nghiệm sản xuất, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cho trên 2.700 hội viên. Tổ chức cho hàng trăm lượt hội viên thăm quan mô hình tại các huyện và tỉnh bạn. Hội nhận ủy thác với Ngân hàng CSXH với số vốn trên 46 tỷ đồng cho gần 2.000 lượt hội viên vay phát triển kinh tế, từng bước XĐ -GN.

 

Hưởng ứng phong trào “Cả nước chung sức xây dựng NTM”, thực hiện phương châm “CCB nêu gương sáng”, hiến kế, hiến công, hiến đất để xây dựng NTM. Nhiều hội viên CCB đóng góp những ý kiến hay, sát thực vào đề án quy hoạch được nhân dân tin tưởng. Toàn Hội có 78 hội viên hiến trên 27.000 m2 đất thổ cư để làm đường GTNT và các công trình phúc lợi, huy động được 183 triệu đồng     và gần 7.800 ngày công để làm các công trình xây dựng NTM. Vận động hội viên làm nòng cốt thực hiện mô hình “Thắp sáng đường quê”, đã lắp đặt được 435 bóng điện chiếu sáng cho trên 15 km đường liên thôn;   nhận quản lý 7, 5 km đường GTNT, giữ gìn đường làng sạch sẽ, đảm bảo môi trường.

 

Ngoài ra, cán bộ Hội CCB từ huyện đến cơ sở trong huyện còn làm tốt công tác vận động cán bộ, hội viên nêu cao tinh thần tự lực, tự cường giúp nhau phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống gia đình; mạnh dạn đưa những cây, con mới có giá trị kinh tế cao vào nuôi, trồng, mở mang các loại hình kinh doanh, dịch vụ, tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương. Tiêu biểu như các hội viên: Nguyễn Hồng Dương ở thị trấn Thanh Hà; Lê Quý Mỹ ở xã Cố Nghĩa; Bùi Trọng Quyết ở xã Phú Thành... Từ đầu tư phát triển kinh tế hiệu quả, làm giàu chính đáng đã tạo điều kiện để hội viên CCB tích cực tham gia các phong trào xã hội; đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm. Điển hình, Hội CCB huyện đã phát động phong trào xây quỹ “1.000 đồng giúp nhau xoá nghèo”. Theo đó, Hội CCB huyện đã phát động hàng tháng mỗi hội viên đóng góp 1.000 đồng để xây dựng quỹ, mua bò giống giúp đỡ hội viên có hoàn cảnh khó khăn. Qua 2 năm thực hiện phong trào, Hội CCB huyện Lạc Thủy đã vận động quyên góp, ủng hộ được trên 162 triệu đồng. Số tiền này mua 7 con bò giống giao cho 7 gia đình hội viên có hoàn cảnh khó khăn theo hình thức ngân hàng bò. Sau khi bò sinh sản sẽ giao bò mẹ cho các hộ hội viên khó khăn khác. Nhờ những cách làm mới, sáng tạo, đời sống của hội viên CCB huyện Lạc Thủy từng bước được cải thiện. Theo thống kê, toàn huyện hiện có  trên 62% hộ gia đình hội viên CCB có điều kiện kinh tế đạt khá, giàu. Số hộ hội viên nghèo chỉ còn 3,5%, giảm 5,53% so với cùng kỳ năm 2015. Hiện nay, hội viên CCB trong huyện không còn ở nhà tạm, nhà dột nát.

 

Với kết quả đó, 5 năm qua, 2 lần Hội CCB huyện Lạc Thuỷ được suy tôn là đơn vị lá cờ đầu; 3 năm xếp thứ nhì toàn tỉnh. Nêu cao ý chí tự lực, tự cường, quyết tâm phấn đấu vươn lên chiến thắng đói nghèo, lạc hậu, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương, đó là những phẩm chất tốt đẹp của những người lính trở về từ cuộc chiến trong thời bình.

 

 

 Hà Chung

(Đài Lạc Thủy)

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Gia đình anh Bùi Văn Tuyển, xóm Bào, xã Thanh Hối (Tân Lạc)  mỗi năm nuôi 3 lứa lợn, mỗi lứa từ 25 - 30 con,  thu nhập trung bình 110 triệu đồng/năm.
Không có hình ảnh

 Giá trị sản xuất ngành thủy sản ước đạt 12,1 tỷ đồng

(HBĐT) - Thời gian qua, thành phố Hòa Bình tích cực triển khai, thực hiện chính sách phát triển nuôi cá lồng theo chủ trương chỉ đạo của tỉnh. Đồng thời quan tâm tuyên truyền bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, nhất là nguồn lợi thuỷ sản trên sông Đà. Theo đó, số lồng nuôi cá tăng mạnh tại các vùng nuôi tập trung. Hiện, thành phố có 411 lồng nuôi cá trên sông Đà, so cùng kỳ năm 2015 tăng 98,5%.

Dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt trên 247 tỷ đồng

(HBĐT) - Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Tân Lạc vừa tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp cả năm đạt 22.848 tỷ đồng

(HBĐT) - Ngày 15/7, Sở Công Thương đã tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016.

 Phúc Sạn (Mai Châu): Cá lồng chết do ảnh hưởng môi trường nuôi bất lợi

(HBĐT) - Hiện tượng cá chết hàng loạt đã xảy ra trong các ngày 4 – 8/7 trên địa bàn xã Phúc Sạn (Mai Châu) tại các hộ nuôi cá lồng vùng hồ thủy điện Hòa Bình. Theo thống kê xác minh có 16 hộ bị thiệt hại, số lượng cá chết gần 1,1 tấn, trong đó cá chiên hơn 1 tấn, cá trắm cỏ 30kg, cá bỗng (dầm xanh) 50kg. Tổng giá trị thiệt hại ước 365 triệu đồng, riêng cá chiên thiệt hại 351 triệu đồng.

Sử dụng giống ngắn ngày cho sản xuất vụ mùa năm 2016

(HBĐT) - So với các địa phương khác trong tỉnh, Lạc Thủy là huyện có tiến độ thu chiêm, làm mùa sớm và nhanh nhất. Thống kê sơ bộ đến đầu tháng 7, toàn huyện đã cơ bản hoàn tất khâu làm đất và gieo mạ. Một số địa bàn đã cấy trà lúa mùa sớm ngay trong tháng 6 để chủ động giải phóng đất cho sản xuất vụ đông.

Thực hiện tiêu chí thủy lợi trong xây dựng NTM còn nhiều khó khăn

(HBĐT) - Tiêu chí số 3 về thủy lợi trong xây dựng NTM được đánh giá là một trong những tiêu chí quan trọng, là đòn bẩy trong thực hiện các tiêu chí khác. Đây là tiêu chí khó bởi nhu cầu kinh phí đầu tư lớn, trong khi đó nguồn lực của tỉnh, huyện, xã hạn hẹp. Do đó các địa phương đã xác định đây là kế hoạch dài lâu đòi hỏi có lộ trình cho từng năm, từng giai đoạn, Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục