Nông dân xóm Lồ,  xã Phong Phú  (Tân Lạc) chăm sóc diện tích lúa vụ mùa.

Nông dân xóm Lồ, xã Phong Phú (Tân Lạc) chăm sóc diện tích lúa vụ mùa.

(HBĐT) - Cánh đồng xóm Lồ, xã Phong Phú, xóm Sung, xã Địch Giáo, xóm Cộng, xã Quy Mỹ (Tân Lạc) cơ bản phủ màu xanh của lúa mới cấy. Nông dân tích cực ra đồng thăm lúa, bón thúc và chuẩn bị làm cỏ đợt 1.

 

Anh Bùi Văn Sân, nông dân xóm Lồ phấn khởi cho biết: Lúa vụ này sinh trưởng tốt nhờ thời điểm trước và sau cấy thuận lợi, nước dẫn vào ruộng đảm bảo. Công việc chủ yếu của chúng tôi bây giờ là bám sát đồng ruộng để chủ động diệt trừ ốc bươu vàng và sâu bệnh có nguy cơ phát sinh. Đối với diện tích lúa cấy trà sớm có hiện tượng nghẹt rễ, vàng lá, bà con tranh thủ thời gian để làm cỏ, sục bùn, dùng vôi khử chua giúp lúa phát triển thuận lợi.

 

Trong khi đó, tại 5 xã vùng cao Ngổ Luông, Quyết Chiến, Lũng Vân, Nam Sơn, Bắc Sơn, việc gieo cấy được tiến hành từ trung tuần tháng 6. Diện tích cấy lúa của 5 xã khoảng trên 300 ha, đã cấy 100% diện tích trên tổng diện tích 2.800 ha toàn huyện. Do đặc thù khí hậu vùng cao, thời gian từ lúc cấy cho đến thu hoạch kéo dài hơn so với các vùng khác nên nông dân các xã chủ động cấy lúa mùa sớm để đảm bảo tính thời vụ, kịp thời giải phóng đất cho vụ kế tiếp. Sau gieo cấy lúa mùa, bà con tập trung chăm sóc, làm cỏ đợt 1 và trồng cây màu, chủ yếu trồng ngô lai. Kỹ thuật thâm canh, đầu tư thâm canh, cải tạo đất chua, lầy thụt bằng phân lân, vôi được nông dân các xã vùng cao chú trọng ứng dụng. Chị Đinh Thị Quyết, cán bộ khuyến nông xã Quyết Chiến cho biết, vụ này, bà con gieo cấy một số giống thích ứng, phù hợp với điều kiện đồng đất, khí hậu, trình độ thâm canh như: lúa khang dân, Q5, CR 203, ngô lai LVN25, NK66… 

 

Đồng chí Nguyễn Quang Hùng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện nhận định: Việc cấy lúa, gieo trồng cây màu vụ hè - thu trên toàn huyện đảm bảo theo nông lịch. Bà con các xã, thị trấn đã cấy đạt trên 90% trong tổng số 2.800 ha diện tích lúa vụ mùa theo kế hoạch, diện tích ngô đã gieo trồng 650 ha, ước đạt hơn 60% tổng diện tích, lạc đã trồng gần 20 ha, bằng khoảng 15%. Vụ mùa, hè - thu này ít gặp bất lợi trong triển khai nhờ ít hạn đầu vụ, hệ thống điều tiết nước ổn định. Gần đây, việc đầu tư thâm canh, công tác chuẩn bị vật tư, phân bón tăng cường chăm sóc lúa, cây màu của nông dân ngày càng chủ động hơn. Các ngành chức năng của huyện đang tăng cường mạng lưới khuyến nông cơ sở hướng dẫn bà con kỹ thuật và quy trình sản xuất, nhất là đối với khu vực vùng cao. Huyện quyết tâm chậm nhất đến trung tuần tháng 10, diện tích lúa mùa thu hoạch nhằm chuẩn bị tốt các điều kiện triển khai sản xuất vụ đông vốn là vụ sản xuất có thời gian ngắn và yêu cầu lịch thời vụ nghiêm ngặt.

 

 

                                                                 Bùi Minh

Các tin khác

Từ nguồn vốn vay của NHCSXH huyện Cao Phong, nhiều hộ dân ở xóm Vỏ 1 xã Thu Phong tập trung đầu tư phát triển trồng cây có múi đem lại hiệu quả kinh tế cao .
Toàn cảnh hội nghị tập huấn tuyên truyền về xây dựng NTM tại huyện Lương Sơn.
Hệ thống đường GTNT ở xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn)  được thực hiện theo quy hoạch đạt chuẩn NTM.
Thực hiện tiêu chí số 6, nhà văn hoá trung tâm xã Thanh Lương  (Lương Sơn) đang hoàn thiện theo kế hoạch.

Huyện Kim Bôi: Huy động trên 132 tỷ đồng xây dựng NTM

(HBĐT) - Theo BCĐ 800 huyện Kim Bôi, trong 6 tháng đầu năm, toàn huyện có 132.819 triệu đồng vốn huy động xây dựng NTM.

Huyện Lạc Thủy: 100% xã đạt tiêu chí thu nhập

(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm, huyện Lạc Thủy đã tổ chức 24 lớp tập huấn chuyển giao KH-KT với 1.135 lượt người tham gia. Từ các nguồn vốn lồng ghép và nhân dân đóng góp đã thực hiện 12 mô hình phát triển sản xuất, chủ yếu là các mô hình trình diễn khảo nghiệm các giống lúa, ngô mới trên địa bàn.

Cải tạo vườn tạp - cần tạo thành phong trào mạnh mẽ và rộng khắp

(HBĐT) - Theo thống kê của Sở NN&PTNT, toàn tỉnh hiện có 12.381 ha vườn tạp, cho thu nhập trung bình 10,8 triệu đồng/ha/năm. Trong khi đó, những diện tích vườn tạp đã được cải tạo (khoảng 6.349 ha) cho thu nhập trung bình 58 triệu đồng/ha/năm, thậm chí nhiều diện tích đã được chuyển đổi thành công mang lại thu nhập từ 400 - 600 triệu đồng/ ha/năm. Chỉ cần một so sánh đơn giản cũng có thể thấy giá trị kinh tế nổi bật mà việc cải tạo vườn tạp mang lại cho 1 hộ sản xuất nông nghiệp. Chưa kể đến những giá trị bền vững khác như nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung…

Thực hiện mục tiêu phát triển KT - XH, nâng cao đời sống cho người dân cho người dân

(HBĐT) - Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 của xã Thượng Bì (Kim Bôi) chỉ đạt 10 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo theo điều tra đa chiều chiếm 32,5%; mới có 1/3 trường đạt chuẩn quốc gia. Do đó, việc cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp được xã Thượng Bì tập trung cao nhất cho việc phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững; huy động các nguồn lực xây dựng trường học đạt chuẩn và từng bước hoàn thành xây dựng NTM.

Hộ nuôi cá lồng xã Phúc Sạn khốn đốn bởi thiên tai

(HBĐT) - Tháng 7 cũng là mùa nước lũ đổ về, các hộ làm nghề nuôi cá lồng trên vùng hồ thủy điện Hòa Bình thuộc xóm Phúc, xóm Gò Mu và tổ Bãi Sang vừa gặp rủi ro khi cá nuôi lồng trên sông chết hàng loạt. Đáng kể, một số lồng cá chiên thương phẩm có giá trị bị chết trắng lồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục