Với tiềm năng lớn, người dân xã Ngổ Luông (Tân Lạc) rất cần sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng để cây chè Shan tuyết có thể thay thế cây ngô, đem lại hiệu quả kinh tế cao. ảnh: Người dân xóm Trẳm 1 thu hoạch chè Shan Tuyết.

Với tiềm năng lớn, người dân xã Ngổ Luông (Tân Lạc) rất cần sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng để cây chè Shan tuyết có thể thay thế cây ngô, đem lại hiệu quả kinh tế cao. ảnh: Người dân xóm Trẳm 1 thu hoạch chè Shan Tuyết.

(HBĐT) - Đã hơn 10 năm “bén duyên” với mảnh đất vùng cao Ngổ Luông (Tân Lạc), dù chất lượng chè được đánh giá thơm ngon và hiệu quả kinh tế cao hơn ngô nhiều lần nhưng cây chè Shan tuyết vẫn phát triển khá manh mún. Với những rào cản từ giao thông, kỹ thuật trồng và chăm sóc, bà con xã vùng cao này đang cần lắm sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng để tạo “đòn bẩy” cho cây trồng rất giàu tiềm năng này.

 

Năm 2001, cây chè Shan Tuyết được đưa lên trồng trên xã Ngổ Luông từ Chương trình 135. Lúc này, cả xã có gần 50 ha trồng chè. Thế nhưng, vốn quen với việc trồng ngô “trồng vụ nào, thu vụ nấy”, trong khi, cây chè Shan tuyết phải mất khoảng 4 năm mới cho thu hoạch nên chỉ được 1 – 2 năm, nhiều bà con đã phá bỏ chè để trồng ngô. Năm 2008, xã tiếp tục nhận được cây giống hỗ trợ từ dự án và sau này, Ngổ Luông còn nhận được hỗ trợ xây dựng một lò sao chè.

 

Đồng chí Bùi Thanh Phong, Chủ tịch UBND xã Ngổ Luông cho biết: Hiện, Ngổ Luông đang có 24 ha chè cho thu hoạch với giá bán 6.000 đồng/kg búp và 100.000 đồng/kg chè khô, hiệu quả kinh tế hơn hẳn các cây trồng khác. Hiện nay, chè được Công ty Phương Huyền cam kết bao tiêu nên bà con không phải lo đầu ra. Các xóm Trẳm 1, Trẳm 2 và xóm Bo có nhiều chè nhất. Với chất lượng chè được đánh giá thơm ngon không kém các loại chè đã có thương hiệu, giá cả cạnh tranh, trồng chè là hướng đi mà chúng tôi thấy rất lạc quan.

 

Xóm Trẳm 1, cách UBND xã Ngổ Luông 7 km, hiện tuyến đường này đang  thi công. Đây là xóm có diện tích và sản lượng chè nhiều nhất xã Ngổ Luông và là địa điểm đặt máy sao chè được hỗ trợ từ Chương trình 135 do anh Bùi Văn Bộ, người dân trong xóm trực tiếp quản lý. Anh Bộ cũng là người đứng ra thu mua, trực tiếp sao chè và vận chuyển đến tiêu thụ tại công ty Phương Huyền. Gia đình anh là một trong những hộ duy trì vườn chè được trồng từ giai đoạn đầu, trên diện tích 6.000 m2. Đưa chúng tôi đi thăm đồi chè của gia đình, anh Bộ cho biết: “Trước đây, khoảng cách trồng thưa quá nên có chỗ chè đã khép tán, chỗ đất trống khá rộng. Trồng thưa nên mỗi năm, gia đình tôi chỉ thu được khoảng 6 tạ chè búp (cho thu 4 triệu đồng). Bây giờ phải trồng dặm, xen vào các khoảng trống mới nâng cao thu nhập, không lãng phí đất”.

 

Bên cạnh đồi chè của gia đình anh Bộ là vườn của gia đình bà Bùi Thị Diệu trồng đợt đầu tiên với phương thức gieo hạt và cũng có nhiều khoảng trống. So với vườn nhà anh Bộ, vườn nhà bà Diệu không tốt bằng, bà Diệu cho biết: “Cũng không chăm mấy, thời gian chủ yếu để chăm sóc ngô thôi. Đến mùa chè ra búp, mình đi hái, một mình thì không hái kịp nên phải nhờ em họ hái cùng. Mỗi tuần trung bình hái được khoảng 30 kg, mỗi tháng thu được được 600 nghìn từ cây chè, cao hơn cây ngô chứ”. Với những chia sẻ đó, có thể nói, cây chè Shan Tuyết chưa dành được “tình cảm” từ người người dân xã Ngổ Luông mặc dù họ thừa nhận: hiệu quả kinh tế của chè mang lại cao hơn ngô.

 

Đồng chí Bùi Thanh Phong, Chủ tịch UBND xã Ngổ Luông cho biết thêm: Trồng ngô khá vất vả mà hiệu quả kinh tế không cao. Hiện, Ngổ Luông có 400 ha đang trồng ngô và hầu hết số diện tích này đều phù hợp để chuyển sang trồng chè Shan Tuyết. Năm nay, Chương trình 135 của huyện hỗ trợ trồng dặm, phủ kín các diện tích mà bà con đã trồng trước đây nên nhiều người muốn quay lại trồng chè. Ngổ Luông mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ cơ quan chức năng về kỹ thuật, cây giống để xã có thể hiện thực hóa nghị quyết, sớm đưa cây chè thay thế cây ngô, giúp bà con từng bước phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo.

 

                                                                                 Viết Đào

Các tin khác

Không có hình ảnh
Nhiều lao động đến tìm việc làm và học nghề tại phiên giao dịch việc làm thành phố Hòa Bình năm 2016.
Eo nước hồ sông Đà được người dân xã Phúc Sạn (Mai Châu) phát triển nghề nuôi cá lồng.
Không có hình ảnh

TP Hòa Bình: Vốn đầu tư phát triển tăng 18,6% so với cùng kỳ

(HBĐT) - Theo số liệu của UBND TP Hòa Bình, trong tháng 7, vốn đầu tư phát triển của thành phố ước đạt 190 tỷ đồng, so cùng kỳ năm 2015 tăng 18,6%. Chia ra, nguồn vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý ước thực hiện 18,1 tỷ đồng, so cùng kỳ năm 2015 tăng 26,57 %, trong đó, vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện 15,9 tỷ đồng, so cùng kỳ năm 2015 tăng 12,7%. ước tính nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp và hộ gia đình thực hiện 172,39 tỷ đồng, so cùng kỳ năm 2015 tăng 17,9%.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Trồng ngô và trồng cỏ nuôi đại gia súc; tập trung phát triển trồng rừng, không để đất hoang; phấn đấu hoàn thiện đạt chuẩn các tiêu chí về văn hóa và nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng. Đó là 4 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm hàng đầu được Đảng bộ, nhân dân xã Hào Lý (Đà Bắc) tập trung thực hiện để đưa Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đi vào đời sống.

Kim Bôi: Cân nhắc để lựa chọn hướng đi phát triển kinh tế bền vững

(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Kim Bôi lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 có đề ra mục tiêu phấn đấu: đến năm 2020, huyện phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa và du lịch chất lượng cao. Đảm bảo mức thu nhập bình quân 25 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 3,5%/năm. Xác định rõ để đạt được kết quả này cần phải có hướng đi, cách làm cụ thể và phải có sự chỉ đạo sát sao từ các cấp ủy Đảng, chính quyền, huyện Kim Bôi xây dựng lộ trình triển khai có trọng tâm, trọng điểm.

Hội thảo đầu bờ mô hình giống lúa Nhật Japonica tại Mường Chiềng

(HBĐT) - Hội LHPN huyện Đà Bắc vừa phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện, UBND xã Mường Chiềng, Công ty CP giống vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam, tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình giống lúa Nhật Japonica (JO2) trồng thử nghiệm tại Chi hội phụ nữ xóm Chiềng Cang, xã Mường Chiềng.

Phân bổ 32,5 tỷ đồng vốn sự nghiệp thực hiện chương trình xây dựng NTM

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa có Quyết định số 1417 về việc phân bổ chi tiết kế hoạch vốn sự nghiệp năm 2016 thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Theo đó, tổng vốn sự nghiệp phân bổ 32,5 tỷ đồng, hỗ trợ 7 nội dung.

Huyện Kỳ Sơn: Tạo đồng thuận trong xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Sau 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015, huyện Kỳ Sơn có 2/9 xã là Hợp Thịnh, Mông Hoá đạt 19 tiêu chí, được công nhận xã đạt chuẩn NTM, 2 xã đạt 16 tiêu chí, 5 xã đạt từ 8-15 tiêu chí. Năm 2016 là năm đầu tiếp tục triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020, huyện chủ trương tập trung nguồn lực, tích cực triển khai các chương trình, dự án lồng ghép phấn đấu hoàn thành mục tiêu đề ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục