(HBĐT) - Hiện nay, nhiều diện tích trồng cây có múi như cam, quýt, chanh, bưởi… đang trong thời kỳ phát triển quả, ra lộc hè - thu. Đây là thời kỳ quan trọng cần chú ý phòng trừ các đối tượng sâu, bệnh hại. Theo ghi nhận từ nhiều địa phương, một số đối tượng đã phát sinh và đang bắt đầu gây hại trên cây ăn quả như bệnh ghẻ sẹo, bệnh chảy gôm, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, ruồi đục quả… Diễn biến này đòi hỏi người nông dân cần chủ động triển khai các biện pháp phòng trừ, đảm bảo điều kiện sinh trưởng, phát triển tốt cho vườn cây có múi.

 

Gần 1 tháng nay, vườn bưởi đào của gia đình ông Bùi Văn Cọt, xã Phú Lương (Lạc Sơn) xuất hiện sâu vẽ bùa gây hại trên các búp lộc non. ông cho biết: Sâu nở ra ăn các lớp biểu bì trên lá, tạo thành các lớp ngoằn ngoèo có phủ sáp trắng. Đây là loài sâu hại làm giảm khả năng quang hợp của cây, ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng, đồng thời tạo ra những vết thương cơ giới, là cơ hội để bệnh loét xâm nhập. Chính vì vậy, ngay sau khi phát hiện có sự phá hoại của sâu vẽ bùa, ông Cọt đã chủ động phòng trừ bằng cách tỉa cành, tạo tán cho thông thoáng, tăng cường tưới nước và bón phân để cây ra lộc tập trung. Nếu trong thời gian tới, sâu vẽ bùa vẫn tiếp tục gây hại ông sẽ phun thuốc trừ sâu vào đúng đợt cây ra lộc non mới để đảm bảo hiệu quả phòng trừ.

 

 

Người dân xã Thanh Hối (Tân Lạc) sử dụng bẫy để diệt ruồi đục quả - đối tượng đang gây hại trên cây bưởi thời kỳ phát triển quả.

 

Theo ghi nhận của Trạm Trồng trọt và BVTV các huyện: Yên Thủy, Lạc Thủy, Cao Phong, Tân Lạc, sâu vẽ bùa hại lộc đang xuất hiện trên cây ăn quả với tỷ lệ hại phổ biến 0,5 – 1% số lá, lộc non; một số nơi có tỷ lệ hại cao 5 – 8% số lá, lộc non. Ngoài ra, đáng chú ý còn có các đối tượng sâu, bệnh hại khác như bệnh ghẻ sẹo (gây hại tỷ lệ phổ biến 0,5 – 1% số lá, quả; cao 3 – 5% số lá, quả; bệnh cấp 1 – 5), bệnh chảy gôm (gây hại rải rác, tỷ lệ hại trung bình 0,5 – 1% số cành, quả; cao 1 – 3% số cành, quả), nhện đỏ (tỷ lệ hại phổ biến 0,5 – 1% số lá, quả; cao 3 – 4% số lá, quả), sâu đục thân, sâu đục quả, bọ xít xanh... gây hại nhẹ, rải rác. Dự báo trong thời gian từ nay đến cuối tháng 8, các đối tượng chính tiếp tục gây hại trên vườn cây có múi là bệnh ghẻ sẹo, bệnh loét, sâu vẽ bùa, rệp, nhện đỏ… Trong điều kiện thời tiết nóng ẩm như hiện nay cần chú ý bệnh thán thư, đốm nâu, vàng lá, thối rễ… Đặc biệt, vào giai đoạn cây phát triển quả, các bệnh đốm đen, thối quả và ruồi đục quả có nhiều nguy cơ phát sinh gây hại mạnh.

 

Trước diễn biến trên, Chi cục Trồng trọt và BVTV đã ban hành các văn bản khuyến cáo và hướng dẫn biện pháp phòng trừ đối với một số đối tượng dịch hại. Chi cục cũng lưu ý: Phòng trừ sâu, bệnh hại trên cây có múi cần tuân thủ nguyên tắc phòng trừ tổng hợp (IPM) bằng các biện pháp vệ sinh vườn, cắt tỉa, sử dụng các thiên địch, canh tác… và chỉ sử dụng hóa chất bảo vệ khi sâu, bệnh đạt quá mức cho phép. Riêng đối với các bệnh do virus và siêu vi khuẩn phải chủ động phòng bằng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp chứ không chữa trị được bằng các loại thuốc hóa học, bắt đầu từ khâu nhân giống sạch bệnh tới các kỹ thuật canh tác, vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ môi giới truyền bệnh… Bệnh virus phổ biến đối với cam, quýt, bưởi là bệnh greening (bệnh vàng lá gân xanh), bệnh tristeza (bệnh tàn lụi). Triệu chứng bệnh xuất hiện trên cây có múi rất đa dạng. Cây thường nhiễm nguồn bệnh vào mùa nắng nhưng sang mùa mưa bệnh mới thể hiện triệu chứng nặng. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, các địa phương có diện tích cây có múi cao như Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lương Sơn… cần chủ động triển khai các biện pháp quản lý dịch bệnh để hạn chế thấp nhất khả năng phát sinh và lây lan gây hại của các đối tượng nguy hiểm này.

 

 

                                                                   Thu Trang

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Tổ chức chương trình “Cafe doanh nhân” theo chuyên đề lĩnh vực

(HBĐT) - Nhằm nâng cao hiệu quả của chương trình, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tạo lập môi trường đầu tư lành mạnh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; tiếp nhận các ý kiến đóng góp của donah nghiệp, người dân trong quá trình xử lý, giải quyết công vụ, theo dự thảo về kế hoạch tổ chức chương trình café doanh nhân năm 2016 của UBND mới đây chương trình café doanh nhân sẽ được tổ chức theo hàng tháng theo chuyên đề lĩnh vực.

Huyện Kim Bôi Tập trung phát triển ngành nông nghiệp hàng hoá có giá trị kinh tế cao

(HBĐT) - Từ một huyện thuần nông với điểm xuất phát thấp, cơ sở hạ tầng thiếu và yếu, đến nay, huyện Kim Bôi đã có nền kinh tế phát triển ổn định, chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó, ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo. Với định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM đã mở ra triển vọng nâng cao mức sống người dân và giảm nghèo bền vững. PV Báo Hoà Bình trao đổi với đồng chí Lê Đức Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi về hướng phát triển ngành nông nghiệp chuyên canh hàng hoá có giá trị kinh tế cao.

Tổng dư nợ các tổ chức tín dụng đạt trên 14.150 tỷ đồng

(HBĐT) _ Theo chi nhánh NHNN tỉnh, tổng dư nợ các tổ chức tín dụng (TCTD) toàn địa bàn thực hiện đến ngày 31/7 đạt trên 14.150 tỷ đồng, tăng 9,5% so với ngày 31/12/2015. Trong đó, dư nợ ngắn hạn 5.903 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 42,6%/tổng dư nợ; dư nợ trung, dài hạn 7.941 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 57,4%/ tổng dư nợ. Riêng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn, các TCTD cho vay đạt trên 8.770 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 62,2%/tổng dư nợ.

Dự án Trung tâm đa chức năng Quỳnh Lâm - Điểm nhấn hạ tầng đô thị thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - Trung tâm đa chức năng Quỳnh Lâm là công trình trọng điểm của tỉnh đang được đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa công trình vào khai thác, tạo điểm nhấn mở ra không gian phát triển đô thị TP Hòa Bình hiện đại, mang bản sắc độc đáo, thiết thực chào mừng và phục vụ lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và lễ hội Chiêng Mường lần thứ 2 vào tháng 11 này.

Hướng đi nào cho kinh tế tập thể huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Hiện, trên địa bàn huyện Đà Bắc có 21 HTX, không có tổ hợp tác, trong đó 10 HTX đang hoạt động và chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012, 11 HTX ngừng hoạt động nhưng chưa giải thể. Hoạt động của các HTX chủ yếu trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp - thủy sản có 4 HTX, CN-TTCN và xây dựng có 4 HTX, thương mại dịch vụ có 2 HTX.

Huyện Cao Phong: 31 hộ nông dân tham gia mô hình trồng chanh leo

(HBĐT) - Ban chỉ đạo 800 huyện Cao Phong vừa tổ chức hội nghị triển khai mô hình trồng chanh leo - mô hình phát triển sản xuất tiêu biểu của huyện thuộc Chương trình MTQG xây dựng NTM năm 2016.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục