(HBĐT) - Hiện, trên địa bàn huyện Đà Bắc có 21 HTX, không có tổ hợp tác, trong đó 10 HTX đang hoạt động và chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012, 11 HTX ngừng hoạt động nhưng chưa giải thể. Hoạt động của các HTX chủ yếu trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp - thủy sản có 4 HTX, CN-TTCN và xây dựng có 4 HTX, thương mại dịch vụ có 2 HTX.
HTX dịch vụ SX-KD nông, lâm nghiệp xã Hiền Lương (Đà Bắc) tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 20 lao động địa phương.
Tổng số lao động trong các HTX trên địa bàn huyện khoảng hơn 100 người, thu nhập bình quân người lao động đạt từ 2,5 - 3 triệu đồng/người /tháng. Các HTX tích cực tham gia các hoạt động xã hội, có ý thức trách nhiệm cao với cộng đồng, đã đóng góp bằng vật chất, tiền bạc ủng hộ người nghèo, trợ giúp đồng bào thiên tai, đồng bào vùng sâu, vùng xa, các gia đình chính sách, quỹ khuyến học, hoạt động văn hoá, thể thao góp phần vào công tác an sinh xã hội của địa phương.
Sau khi chuyển đổi hoạt động theo mô hình Luật HTX năm 2012, các HTX đã xây dựng kế hoạch, phương án hoạt động. Tuy nhiên, các HTX sau khi chuyển đổi còn nhiều khó khăn, bỡ ngỡ để xây dựng kế hoạch hoạt động đảm bảo theo Luật và quy chế hoạt động cũng như cơ cấu lại bộ máy, bố trí nhân sự, tiếp cận các nguồn vốn cho hoạt động SX-KD đã ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của HTX.
Thực tế, năng lực nội tại các HTX còn hạn chế, tăng trưởng chưa ổn định, hiệu quả SX-KD chưa cao. Số lượng HTX có lãi nhưng mức lãi còn ít, đóng góp vào ngân sách Nhà nước và GDP của huyện thấp. Lợi ích HTX mang lại cho thành viên chưa nhiều. Hình ảnh, uy tín của HTX trong xã hội chưa được nâng cao. Đối với các HTX nông nghiệp, chủ yếu dịch vụ đầu vào cho sản xuất của hộ xã viên, dịch vụ đầu ra cho sản phẩm và phát triển ngành nghề còn ít. Một số HTX có điều kiện về vốn, thị trường vẫn còn ngại tổ chức SX-KD các ngành nghề ngoài nông nghiệp. Nhiều HTX chưa huy động được vốn góp của xã viên nên thiếu vốn hoạt động, hạn chế tổ chức các dịch vụ sản xuất cho hộ xã viên. Các khâu dịch vụ thiết yếu, nhất là các hộ có nhu cầu tổ chức tiêu thụ sản phẩm, bảo quản chế biến nông sản thực phẩm, cung cấp tín dụng..., nhiều HTX chưa thực hiện được. Do đó, vai trò của HTX còn mờ nhạt. Các HTX yếu kém vẫn chưa có biện pháp khắc phục để vươn lên thoát khỏi khó khăn.
Trong lĩnh vực phi nông nghiệp, đa số HTX có quy mô nhỏ bé, cơ sở vật chất nghèo nàn, trình độ công nghệ, thiết bị chậm đổi mới. Mẫu mã sản phẩm còn đơn điệu, chưa tạo được thương hiệu thực sự đặc biệt nổi bật, khả năng cạnh tranh thấp. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nghiệp vụ chuyên môn còn nhiều bất cập, thiếu ổn định, đa số chưa qua đào tạo. Trình độ tổ chức, công tác quản lý, điều hành chưa ngang bằng với các thành phần kinh tế khác, chưa thể hiện rõ nét tính chất của mô hình HTX kiểu mới. Hoạt động của các HTX còn thiếu gắn bó với nhau, chưa có sự liên kết hệ thống cả về KT-XH và tổ chức. Phần lớn các HTX chưa thiết lập được mối quan hệ tín dụng với các ngân hàng thương mại do không đủ điều kiện thế chấp tài sản nên đại bộ phận HTX không đủ nguồn vốn hoạt động và mở mang SX-KD dịch vụ. Các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX còn ít. Chưa có chính sách để thu hút cán bộ có năng lực vào làm việc tại các HTX. Nhiều HTX chưa có trụ sở làm việc, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...
Đồng chí Xa Đức Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc cho biết: Từ những hạn chế, khó khăn trong phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn, năm nay, huyện có kế hoạch và chính sách hỗ trợ cho các HTX ngay từ đầu năm nhằm khuyến khích SX-KD thông qua việc tạo điều kiện cho các HTX chuyên ngành xây dựng tham gia các chương trình, dự án trên địa bàn; xây dựng và hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó, huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề xuất của các doanh nghiệp và HTX. Bảo lãnh vay vốn đối với các HTX có phương án SX-KD hiệu quả, sử dụng nhiều lao động tại địa phương. Bên cạnh đó, huyện tiếp tục tuyên truyền về Luật HTX, các chính sách phát triển kinh tế tập thể đến cán bộ và nhân dân. Xây dựng chính sách hỗ trợ tiếp thị và mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin, tìm kiếm thị trường, tổ chức giới thiệu và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho các HTX...
Đinh Thắng
(HBĐT) - Nhân kỷ niệm 56 năm Ngày thành lập ngành Du lịch Việt Nam, trong tháng 7 vừa qua, Tổng cục Du lịch - Bộ VH-TT&DL phối hợp với Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức lễ vinh danh các doanh nghiệp du lịch hàng đầu Việt Nam năm 2016.
(HBĐT) - Tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm 2016 trên địa bàn huyện Lương Sơn được đánh giá có chuyển biến tương đối tích cực, mặc dù tính bền vững chưa cao. Tình hình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn dẫn tới phần nào hạn chế trong công tác thu NSNN trên địa bàn.
(HBĐT) - 7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tiếp tục giữ vững tăng trưởng, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực thế mạnh của tỉnh là dệt may, điện tử.
(HBĐT) - Sau 2 tháng triển khai, mô hình trồng dưa chuột Nhật xuất khẩu tại huyện Kim Bôi đã cho thu hoạch và mang lại hiệu quả thiết thực. Mô hình được triển khai theo hình thức liên kết “4 nhà”. 100% sản phẩm làm ra được ký hợp đồng bao tiêu, mở ra cơ hội mới trong sản xuất hàng hóa và nâng cao thu nhập cho nông dân.
Những lon sữa đặc Ông Thọ một thời là hàng xa xỉ phẩm nay có mặt ở mọi vùng miền đất nước và xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới.
(HBĐT) - Những năm qua phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững do Hội Nông dân huyện Cao Phong phát động đã phát triển sâu rộng và có sức lan tỏa mạnh mẽ tạo động lực thúc đẩy cán bộ, hội viên đổi mới tư duy, cách làm để người nông dân thực sự là chủ thể trong thực hiện chương trình xây dựng NTM.