(HBĐT) - Lạc Sỹ là xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy. Xã có 501 hộ với 2.246 khẩu; phát triển kinh tế trông vào nông nghiệp nhưng diện tích cấy lúa toàn xã chỉ có 72 ha. Trước thực tế đó, trồng rừng là hướng đi chính để xã từng bước thoát nghèo.
Đồng chí Bùi Văn Quynh, Chủ tịch UBND xã cho biết: Đất canh tác của Lạc Sỹ ít, chủ yếu là đồi dốc cao, bị xói mòn vào mùa mưa. Do đó, keo là cây trồng phù hợp và nhiều năm nay được người dân lựa chọn với hiệu quả kinh tế đạt khoảng 45 – 50 triệu đồng /ha. Chính quyền luôn thực hiện tốt công tác giao đất, giao rừng, kịp thời xử lý dứt điểm những tranh chấp đất đai, đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ của các dự án về giống, vốn… tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển trồng rừng. Giai đoạn 2010 - 2015, nhờ phát triển tốt trồng rừng mà thu nhập bình quân của người dân trong xã đã tăng từ 7, 8 triệu đồng (năm 2010) lên 11 triệu đồng (năm 2015). Với phương châm không để đất trống, đất nghỉ, tận dụng diện tích đất, xã đặc biệt quan tâm trồng mới và trồng sau thu hoạch. Trong 7 tháng năm 2016, xã trồng mới được 52 ha, trong đó, trồng sau thu hoạch 40 ha và trồng mới tập trung 12 ha.
Ngay sau khi thu hoạch cây keo, người dân xóm Nghia, xã Lạc Sỹ (Yên Thủy) đã tiến hành trồng lại rừng.
Lạc Sỹ có tổng diện tích đất tự nhiên gần 2.900 ha, trong đó, khoảng 2.600 ha là đất lâm nghiệp. Hiện nay, gần 100% hộ trong xã đều trồng rừng. Toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp được phủ xanh, không còn đất trống, đồi trọc.
Đồng chí Bùi Văn Tị, Trưởng xóm Nghia cho biết: Toàn xóm Nghia có 74 ha đất lâm nghiệp đều đã được các hộ phủ kín cây keo. Tuy nhiên chia bình quân, mỗi hộ chưa được đến 1 ha. Thiếu đất canh tác là vấn đề lớn đang đặt ra. Hiện nay xóm được giao bảo vệ 146 ha rừng phòng hộ, ngoài khoảng 2/3 diện tích đã được trồng bổ sung theo Dự án 661 thì 1/3 diện tích còn lại là dây leo, nứa, giang, cỏ dại, không có hồ, đập… tính năng phòng hộ không cao.
Cùng với xóm Nghia, tình trạng tương tự cũng đang xảy ra ở xóm Thượng với 238 ha rừng phòng hộ thì có gần 80 ha tính năng phòng hộ không cao. Trước thực tế này và căn cứ theo hướng dẫn của Chi cục Kiểm lâm về “đối tượng, chi tiêu chí rừng phòng hộ đầu nguồn ít xung yếu chuyển sang quy hoạch phát triển rừng sản xuất”, ngày 9/8/2016, UBND xã Lạc Sỹ đã có Công văn số 21 đề nghị chuyển diện tích rừng tự nhiên tính năng phòng hộ không cao sang rừng sản xuất để tăng thêm diện tích rừng sản xuất cho người dân.
Bên cạnh trồng rừng, những năm gần đây, xã Lạc Sỹ đã quan tâm thực hiện một số mô hình phát triển kinh tế khác như trồng cà gai leo, chăn nuôi… Cụ thể, năm 2016 đã có 82 hộ của 6/8 xóm trồng thử nghiệm cà gai leo trên diện tích 6,3 ha, năng suất lứa đầu đạt khoảng 2,8 -3 tấn /ha, doanh thu gần 90 triệu đồng /ha. Dự án giảm nghèo hỗ trợ xã 122 con lợn giống, 90 con dê, 24 đàn ong lấy mật… góp phần phát triển ngành chăn nuôi, tăng thêm thu nhập cho người dân. Xã phấn đấu thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 14 triệu đồng, đời sống người dân được cải thiện và tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm sẽ giảm được 3%.
Dương Liễu
(HBĐT) - Đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND huyện Yên Thủy về tiến độ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 12B và khu công nghiệp Lạc Thịnh.
(HBĐT) - Năm 1989, cây nhãn Hương Chi được đưa về Sơn Thuỷ (Kim Bôi). Lần đầu tiên trên địa bàn xã có diện tích trồng nhãn được áp dụng quy trình kỹ thuật thâm canh với 2, 5 ha. Mặc dù vậy, trong suốt khoảng 20 năm sau đó, do gặp nhiều khó khăn trở ngại như thị trường và giá cả bấp bênh, vốn đầu tư và kiến thức thâm canh của người sản xuất còn nhiều hạn chế... diện tích nhãn tăng chậm. Đến năm 2010, diện tích trồng nhãn tập trung của xã mới chỉ đạt 38 ha.
(HBĐT) - Hiện nay, nhiều diện tích trồng cây có múi như cam, quýt, chanh, bưởi… đang trong thời kỳ phát triển quả, ra lộc hè - thu. Đây là thời kỳ quan trọng cần chú ý phòng trừ các đối tượng sâu, bệnh hại. Theo ghi nhận từ nhiều địa phương, một số đối tượng đã phát sinh và đang bắt đầu gây hại trên cây ăn quả như bệnh ghẻ sẹo, bệnh chảy gôm, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, ruồi đục quả… Diễn biến này đòi hỏi người nông dân cần chủ động triển khai các biện pháp phòng trừ, đảm bảo điều kiện sinh trưởng, phát triển tốt cho vườn cây có múi.
(HBĐT) - Ngày 12/8, UBND tỉnh đã có Công văn số 915/UBND-TCTM về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện nộp thuế điện tử. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các nội dung:
(HBĐT) - Sáng 16/8, tại xã Sơn Thuỷ, UBND huyện Kim Bôi tổ chức lễ đón nhận nhãn hiệu tập thể Nhãn Sơn Thuỷ. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Bộ NN&PTNT và lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh, các huyện, TP cùng đại diện các doanh nghiệp; các hộ trồng nhãn tiêu biểu của xã Sơn Thuỷ.