(HBĐT) - Đồng chí Quách Văn Hải, Chủ tịch UBND xã Tử Nê (Tân Lạc) giới thiệu: Là xã vùng thấp của huyện, Tử Nê có tổng diện tích tự nhiên 1.700 ha, chia thành 7 xóm gồm 4 xóm chủ yếu sản xuất nông nghiệp, các xóm khác làm dịch vụ và buôn bán nhỏ. Những năm gần đây, từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Tử Nê đã tạo được chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển KT -XH, giảm nghèo bền vững, cải thiện đời sống cho người dân.
Mấy năm nay đã có hàng chục tỷ đồng đầu tư kết cấu hạ tầng KT -XH xã Tử Nê theo tiêu chí NTM, phục vụ đắc lực sản xuất và đời sống của nhân dân trong xã. 100% đường trục xã, 64% đường liên xóm được cứng hóa bảo đảm không lầy lội vào mùa mưa… 5/7 xóm có nhà văn hóa và sân chơi, sân vận động. 2/3 trường học đạt chuẩn quốc gia. Trạm y tế được đầu tư đạt chuẩn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. Các lĩnh vực môi trường, nhà ở dân cư nông thôn, tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện, nước sạch cũng bảo đảm theo yêu cầu.
Nông dân xã Tử Nê (Tân Lạc) đầu tư trồng bưởi đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhằm tạo chuyển biến cơ bản về sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, nhiều năm nay, xã Tử Nê đã tập trung triển khai các giải pháp khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển nông nghiệp, TTCN và dịch vụ. Đối với nông nghiệp, xã chỉ đạo người dân ứng dụng KH -KT vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Trong đó đã chuyển đổi một phần diện tích đất lúa kém hiệu quả, cải tạo vườn tạp sang trồng bưởi đỏ, bưởi da xanh cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Xã thực hiện nhiều mô hình phát triển sản xuất hiệu quả và đang được nhân diện như: Mô hình trồng bưởi đỏ, bưởi da xanh với diện tích 13 ha; nuôi bò sinh sản; gieo trồng lúa giống mới tại xóm Bục và xóm Bin… Tử Nê ổn định tổng diện tích gieo trồng hàng năm 450 ha, trong đó có 220 ha lúa, 45 ha mía, 185 ha rau, màu các loại và trên 100 ha cây có múi, chủ yếu là bưởi đỏ, bưởi da xanh.
Cùng với sản xuất nông nghiệp, lĩnh vực TTCN, dịch vụ cũng phát triển khá mạnh, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững ở xã Tử Nê. Năm 2011, thu nhập bình quân đầu người của xã mới đạt 13, 8 triệu đồng, hộ nghèo 32,6% thì đến nay, thu nhập và hộ nghèo lần lượt 21, 3 triệu đồng, 11,3% (theo tiêu chí mới).
Theo đồng Quách Văn Hải, xã đang phát động phong trào thi đua thực hiện các mục tiêu phát triển KT -XH, giữ vững và củng cố các tiêu chí NTM đã đạt được. Năm nay, xã phấn đấu thu nhập bình quân đạt 23 triệu đồng /người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 10%; thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng cuộc sống mới ấm no.
Hương Lan
(HBĐT) - Thực hiện Công điện số 1095/CĐ-TTg ngày 24/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện các biện pháp cấp bách nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong quý III năm 2016, UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 99/KH-UBND về kiểm tra, xử lý xe ô tô cơi nới kích thước thùng hàng, xe hết hạn kiểm định trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Xác định xây dựng NTM là chương trình phát triển KT -XH tổng thể và toàn diện, tác động trực tiếp đến đời sống người dân vùng nông thôn. Chính vì vậy, bên cạnh sự lãnh đạo, đầu tư của Nhà nước, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Trường Sơn (Lương Sơn) đã phát huy tối đa vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM.
(HBĐT) - Theo Sở NN &PTNT, tổng diện tích quản lý, bảo vệ rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng trong 5 năm (2011 – 2015) là 280.464 ha, bình quân khoảng 80.178 ha /năm, chiếm khoảng 1/3 diện tích rừng toàn tỉnh. Thống kê trong 5 năm, tổng số tiền dịch vụ môi trường rừng đã thu được 53.740 triệu đồng. Tuy nhiên, tính đến cuối tháng 7/2016, các đơn vị sử dụng dịch vụ còn nợ đọng tiền dịch vụ môi trường rừng với số tiền khoảng 1, 6 tỷ đồng.
(HBĐT) - Huyện Lạc Thuỷ có 13 xã được hưởng lợi từ chương trình xây dựng NTM. Trong đó có 9 xã nhóm I là xã đặc biệt khó khăn 3 xã nhóm II đã đạt chuẩn NTM và 1 xã nhóm III (xã Khoan Dụ).
(HBĐT) - Theo Sở NN &PTNT, hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh đang phát triển mạnh. Toàn tỉnh hiện có 2.800 ha nuôi thủy sản trong ao, hồ nhỏ; 3.650 lồng cá, tăng 300 lồng so với tháng 7 và tăng 1.200 lồng so với tháng 8/2015.
(HBĐT) - Tỉnh ta có nhiều sản phẩm hàng hóa nông sản, đặc sản, truyền thống nổi bật mang giá trị cao đã được xây dựng, hình thành vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa tập trung cung cấp cho thị trường và phục vụ chế biến nông sản. Do đó góp phần đem lại hiệu quả tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Để xây dựng thương hiệu, niềm tin với người tiêu dùng, tỉnh đã định hướng xây dựng, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) cho các sản phẩm nông sản, đặc sản và truyền thống trên địa bàn.