(HBĐT) - Xóm Lanh - xã Cao Sơn (Đà Bắc) là xóm tái định cư với một nửa số hộ dân ở xen ghép từ vùng chuyển dân hồ sông Đà. Thời điểm trước những năm 2000, cuộc sống của 64 hộ gia đình trong xóm gặp nhiều khó khăn, điện, nước sinh hoạt chưa có, giao thông cách trở. Hầu hết bà con có mức sống nghèo, lương thực tự túc, tự cấp, giao thương hàng hóa chậm phát triển.

 

 

Đường xóm Lanh, xã Cao Sơn (Đà Bắc) bị mưa lũ tàn phá nghiêm trọng ảnh hưởng đến giao thương, đi lại của người dân.

 

Hơn 10 năm qua, với sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, xóm Lanh có những bước tiến mới, đời sống kinh tế hộ được nâng lên. Các chương trình, dự án đã góp phần cải thiện hạ tầng của xóm, khích lệ và thúc đẩy công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Trao đổi với ông Lường Văn Thân, Trưởng ban công tác mặt trận xóm Lanh, chúng tôi được biết, từ dự án phát triển KT-XH vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà hỗ trợ, người dân đã được thụ hưởng các chính sách trồng rừng, nuôi cá lồng. Chương trình 135 của Chính phủ tiếp sức hộ nghèo bằng việc hỗ trợ cây, con giống, KH-KT, trong đó, hiệu quả nhất là tiểu dự án hỗ trợ nuôi bò sinh sản.

 

Đường từ trung tâm xã về đến xóm Lanh giờ đã thuận tiện hơn. 100% hộ dân đã được sử dụng điện lưới quốc gia. 100% con em được đến trường đúng độ tuổi. Từ một xóm có đến 90% nhà tạm, nhà dột nát, đến nay, hầu hết hộ gia đình đã có nhà ở kiên cố. Dưới sự lãnh, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền từ xã đến xóm, nhân dân đã mạnh dạn chuyển đổi phương thức làm ăn, tích cực lao động, sản xuất. Trên diện tích đất trống, đồi núi trọc, bà con đã trồng rừng dự án với tổng diện tích hiện có 110 ha, chủ yếu keo, luồng. Các giống lúa, ngô có chất lượng được đưa vào gieo trồng góp phần tăng năng suất, đảm bảo an ninh lương thực. Hiện, thu nhập bình quân đầu người của xóm đạt 12 triệu đồng/năm, tăng 2 triệu đồng/người/năm so với năm 2010.

 

Với xuất phát điểm thấp, bà con nơi đây còn gặp nhiều khó khăn mà cơ sở hạ tầng là một trong những lực cản. Hệ thống nước sinh hoạt trước đây đã được dự án đầu tư nhưng do nguồn nước khan hiếm nên không đảm bảo, hầu hết bà con sử dụng nước được lấy từ khe suối. Thêm vào đó là những trở ngại về giao thông do ảnh hưởng của thiên tai. Mới đây, do hậu quả của cơn bão số 2, con đường liên xóm dài 3km vừa được đổ bê tông bị mưa lũ tàn phá, trong đó, khoảng 500 m chiều dài hư hỏng nặng, bê tông cùng đất, đá nằm ngổn ngang trên mặt đường. Cách phần đường sạt lở chừng 1 km, một phần chân ngầm do chịu tác động mạnh của nước lũ cũng bị hư hỏng. Xóm đã hạn chế tối đa ô tô, xe tải qua lại đoạn đường này để đề phòng tai nạn và sập ngầm xảy ra. Đời sống của hộ dân cũng bị ảnh hưởng với số lượng lớn cá lồng nuôi khu vực bến Lanh bị tổn thất. Một số cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Trường học của xóm có nhiều dấu hiệu xuống cấp, cản trở việc học tập của con em toàn xóm. Cơ sở vật chất của chi trường mầm non còn thiếu dẫn đến công tác giáo dục cho trẻ em chưa đạt hiệu quả cao.

 

Ông Trưởng ban công tác mặt trận chia sẻ: Nhìn chung, thu nhập chủ yếu của người dân trong xóm dựa vào sản xuất nông nghiệp, chưa phát triển các ngành kinh tế dịch vụ nên tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Năm 2016, xóm có 6 hộ tái nghèo, nâng tổng số hộ nghèo lên 24 hộ, chiếm tỷ lệ 37,5%. Vấn đề giảm nghèo cho nhân dân xóm Lanh vẫn luôn là bài toán khó đối với các cấp ủy, chính quyền xóm Lanh. Vì vậy, xóm mong muốn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp, các ngành để cải thiện đời sống dân sinh, tiếp tục triển khai các chương trình, dự án nhằm hỗ trợ cho người dân về vốn, hướng dẫn áp dụng KH-KT để bà con giảm nghèo và giảm nghèo bền vững.

 

 

                                                            Thu Hằng

                                                                (CTV)

Các tin khác

Không có hình ảnh

Hội nghị “Bảo hiểm tiền gửi 2016” nhằm lành mạnh hoá hoạt động tín dụng trên toàn địa bàn tỉnh Hoà Bình

(HBĐT) - Ngày 16/9, tại TP Hoà Bình, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội tổ chức hội nghị “Bảo hiểm tiền gửi 2016”. Tham dự có lãnh đạo Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; lãnh đạo NHNN – Chi nhánh tỉnh Hoà Bình cùng các NH, TCTD và đại diện một số phường, xã trên địa bàn thành phố Hoà Bình.

Đổi thay nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Về xã Kim Truy (Kim Bôi), chúng tôi cảm nhận diện mạo nông thôn đã có những đổi thay đáng kể. Cùng cán bộ UBND xã sải bước trên con đường liên thôn, xóm đã được đổ bê tông khang trang, sạch sẽ; ngắm nhìn những công trình phúc lợi được xây dựng phục vụ bà con nhân dân, chứng kiến người dân năng động, chăm chỉ phát triển kinh tế mới thấy công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) đã mang đến luồng sinh khí mới cho Kim Truy.

Huyện Kim Bôi được hỗ trợ trên 3, 3 tỷ đồng cho diện tích cây ăn quả có múi

(HBĐT) - Theo Quyết định số 1259 của UBND tỉnh về việc hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hoá trong lĩnh vực trồng trọt, huyện Kim Bôi có 570, 3 ha cây ăn quả có múi trồng năm 2015 - 2016 được hỗ trợ, trong đó có 236, 2 ha đã được bố trí theo Quyết định số 998 ngày 14/4/2014 của UBND tỉnh.

Kiểm tra tình hình thực hiện xây dựng NTM huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Ngày 15/9, Đoàn công tác của tỉnh do Sở KH&ĐT chủ trì cùng đại diện các sở, ngành của tỉnh đã có buổi làm việc với UBND huyện Lương Sơn kiểm tra tình hình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn huyện.

Tiềm năng phát triển cây ăn quả có múi ở huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Với định hướng phát triển ngành nông nghiệp theo hướng chuyên canh sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao, bên cạnh những đề án phát triển sản xuất đã được xây dựng, triển khai và thực hiện có hiệu quả như đề án “dồn điền - đổi thửa”, “cánh đồng cho thu nhập cao”, “cải tạo vườn tạp”, “trồng cỏ vỗ béo trâu, bò”, “sản xuất rau an toàn”..., huyện Kim Bôi đặc biệt quan tâm phát triển trồng cây có múi đối với vùng quy hoạch của huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục