(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các Ngân hàng (NH), tổ chức tín dụng (TCTD) trong tỉnh đã tăng cường công tác huy động và giải ngân nguồn vốn. Qua đó tạo điều kiện cho hàng ngàn doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động sản xuất - kinh doanh, phát triển kinh tế địa phương.

 

Agribank - Chi nhánh Cao Phong đã giải ngân nguồn tín dụng tốt, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. ảnh: Agribank Cao Phong tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận vốn vay.

 

Đồng vốn của các NH, TCTD là một trong những nguồn lực đáng kể thúc đẩy các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn. Ngay tại TP Hoà Bình, một số doanh nghiệp đang có sự đầu tư đúng hướng nhờ nguồn vốn vay. Trao đổi vấn đề này với ông Hà Văn Thắng, Giám đốc Công ty CP 26/3 được biết, đối với Công ty 26/3 cũng như các doanh nghiệp khác, nguồn vốn từ các TCTD đã góp phần vào tăng trưởng hoạt động kinh doanh. Các NH, TCTD trên địa bàn quan tâm thực hiện tốt các giải pháp chính sách tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Việc tiếp cận và vay vốn của các tổ chức, cá nhân tại các TCTD khá thuận lợi, không có ách tắc.

 

Thống kê từ NHNN chi nhánh tỉnh cho thấy, tổng nguồn vốn hoạt động của các TCTD đến đầu tháng 8/2016 đạt trên 15.970 tỷ đồng, tăng 8,2% so với đầu năm. Trong đó, vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 10.485 tỷ đồng, tăng 13,7%. Đáng chú ý, vốn huy động trên 12 tháng đạt 3.344 tỷ đồng, chiếm 31,8% nguồn vốn huy động.

 

 Lãi suất tiền gửi VND dưới 1 tháng được các NH, TCTD trên địa bàn áp dụng 1%/năm. Lãi suất từ 1- dưới 6 tháng tối đa 5,5 %/năm đối với các NH và 6%/năm đối với các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND). Lãi suất huy động từ 6 tháng trở lên đối với các NH dao động ở mức 6 - 7,6%/năm, đối với các QTDND 6- 9%/năm.

 

Nhờ tăng trưởng trong huy động vốn, các NH, TCTD trên địa bàn có sự tăng trưởng đáng kể cho vay phục vụ SX-KD và tiêu dùng. Thống kê đến cuối tháng 8/2016, tổng dư nợ toàn địa bàn của các NH, TCTD đạt 14.045 tỷ, tăng 8,7% so đầu năm. Trong đó, dư nợ ngắn hạn trên 5.940 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 42,2%/tổng dư nợ; dư nợ trung, dài hạn 8.104 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 57,8%/tổng dư nợ. Đối với dư nợ cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn đạt trên 9.000  tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 62,5%/tổng dư nợ.

 

Lãi suất cho vay cũng được các NH, TCTD cạnh tranh, bảo đảm tăng trưởng đúng kế hoạch đề ra. Theo đó, lãi suất cho vay áp dụng cho 5 lĩnh vực ưu tiên đối với khách hàng có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh 7%/năm đối với các NH và 8% đối với các QTDND. Lãi suất cho vay ngắn hạn kinh doanh thông thường của các NH từ 7 - 10%/năm, đối với các QTDND từ 9- 10,8%/năm.

 

Theo đồng chí Vũ Thị Song Nguyệt, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, từ đầu năm đến nay, nhìn chung, các NH, TCTD trên địa bàn đã thực hiện các giải pháp tích cực huy động nguồn vốn tại địa phương. Đồng thời, chủ động tìm kiếm khách hàng, đầu tư tín dụng, cho vay đáp ứng nhu cầu vốn phát triển KT-XH tại địa phương, đặc biệt là đầu tư cho vay phục vụ nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay các đối tượng chính sách xã hội. Tín dụng trên địa bàn tính đến tháng 8/2016 tăng 11,5% so với cuối năm 2015 cho thấy, các ngân hàng, TCTD trên địa bàn quan tâm thực hiện tốt các giải pháp chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

 

Trong thời gian tới, NHNN chi nhánh tỉnh chỉ đạo các NH, TCTD tiếp tục đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn của các dự án, phương án SX-KD có hiệu quả. Tập trung vốn ưu tiên hỗ trợ cho vay các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; phục vụ xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khởi sự doanh nghiệp. Đồng thời, chủ động và thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động của khách hàng. Từ đó thực hiện tốt các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng giữa NH với doanh nghiệp, hộ kinh doanh góp phần vào tăng trưởng KT-XH của tỉnh.

 

                                                                          Hồng Trung

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Cần sự vào cuộc hiệu quả của các đơn vị sản xuất và kinh doanh giống

(HBĐT) - Hiện nay, nhu cầu sử dụng giống cây trồng nông nghiệp (GCTNN) rất cao, trong khi khả năng cung ứng của các đơn vị sản xuất và kinh doanh hoạt động trên địa bàn tỉnh chỉ dừng ở mức độ thấp. Do chênh lệch lớn giữa cung và cầu, điều tất yếu là người sản xuất sẽ phải lựa chọn nguồn cung ứng giống từ các cơ sở sản xuất ngoài tỉnh, đồng nghĩa với sự mất đi cơ hội “ngay trên sân nhà” của các đơn vị trong tỉnh. Để giành lại “miếng bánh” thị trường gần mình nhất, vấn đề cốt yếu đặt ra cho các đơn vị này là phải tăng tốc trong cuộc chạy đua nâng cao năng lực quản lý, sản xuất gắn với đảm bảo chất lượng dịch vụ.

Tháng 9, chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,2%

(HBĐT) - 9 tháng qua, hoạt động lưu thông hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh có mức tăng trưởng khá. Hàng hóa cung ứng trên thị trường phong phú, giá cả hợp lý đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 13.705 tỷ đồng, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước, bằng 74,08% kế hoạch năm.

Khen thưởng 9 tập thể 2 cá nhân có thành tích trong hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân giai đoạn 2010-2015

(HBĐT) - Ngày 27/9, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức tổng kết thực hiện Nghị quyết số 07/NQ/HNDTW ngày 19/7/2010 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, khóa V về đẩy mạnh hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân giai đoạn 2010-2015.

Hội thi tìm hiểu các loại mô hình hợp tác xã kiểu mới huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Ngày 26/9, UBND huyện Kim Bôi tổ chức hội thi tìm hiểu các loại mô hình hợp tác xã kiểu mới. Tham dự có 22 đội thi đến từ 22 xã, thị trấn trong huyện.

Diện mạo mới từ quy hoạch và quản lý quy hoạch ở huyện Cao Phong

(HBĐT) - Nhận thức đúng đắn, quan tâm và thực hiện nghiêm túc công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch đang huy động và khai thác tốt các nguồn lực để đầu tư hạ tầng đô thị, tạo tiền đề khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế trong lĩnh vực nông nghiệp, du lịch và hạ tầng đô thị, xây dựng huyện Cao Phong trở thành huyện khá và mang bản sắc riêng như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII xác định.

Bài học từ việc hỗ trợ phát triển cây ăn quả ở xóm Nghìa 2

(HBĐT) - Trong những ngày vừa qua, tại xóm Nghìa 2, xã Ngọc Lương (Yên Thủy), người dân bàn tán, tranh luận, có người lên UBND xã thắc mắc về việc hỗ trợ phát triển trồng cây có múi. Theo dư luận, danh sách hỗ trợ chỉ có trưởng xóm là ông Nguyễn Quang Hoạt và gia đình của ông Hoạt. Từ đó đã gây mất đoàn kết nội bộ trong xóm và ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh trật tự địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục