(HBĐT) - Nhận thức đúng đắn, quan tâm và thực hiện nghiêm túc công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch đang huy động và khai thác tốt các nguồn lực để đầu tư hạ tầng đô thị, tạo tiền đề khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế trong lĩnh vực nông nghiệp, du lịch và hạ tầng đô thị, xây dựng huyện Cao Phong trở thành huyện khá và mang bản sắc riêng như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII xác định.
Trưởng phòng Kinh tế - hạ tầng huyện Cao Phong Phạm Văn Thụy cho biết: Huyện Cao Phong có thuận lợi lớn là địa hình thoai thoải như thảo nguyên, có QL 6 chạy qua, lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản làm mới. Công tác quy hoạch được thực hiện khá ngăn nắp và quy củ, mang lại diện mạo mới cho thị trấn Cao Phong. Năm 2002, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1741/ QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch xây dựng chung và quy hoạch chi tiết thị trấn Cao Phong là cơ sở quan trọng để huyện cụ thể hóa các quy định trong lĩnh vực chuyên ngành để tổ chức thực hiện quy hoạch và quản lý quy hoạch. Theo quyết định của UBND tỉnh khu vực quy hoạch thị trấn Cao Phong 150 ha, trong đó, dành cho đô thị 108, 7 ha. Ngoài khu vực nghiên cứu quy hoạch 1.166 ha, lãnh đạo huyện và các phòng, ban chức năng nhận thức được tầm quan trọng và thực hiện nghiêm túc quy hoạch. Huyện đã tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về quy hoạch, quản lý đầu tư, xây dựng, tổ chức quản lý chặt chẽ mặt bằng, mốc giới, độ cao nền trong xây dựng...Đồng thời bố trí nguồn lực hợp lý để đầu tư hạ tầng đô thị theo quy hoạch đã được phê duyệt.
QL6 mặt cắt 35 m qua thị trấn Cao Phong góp phần tạo diện mới cho đô thị huyện Cao Phong.
Qua 14 năm thực hiện quy hoạch, hạ tầng đô thị, diện mạo huyện Cao Phong có sự phát triển mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu về trật tự xây dựng, quy hoạch, mỹ quan, kiến trúc đô thị theo hướng hợp lý và hiệu quả. Hạ tầng giao thông, công trình xây dựng, cảnh quan đô thị khu vực thị trấn Cao Phong đã cơ bản được đầu tư. Đối với QL 6 có mặt cắt qua khu vực thị trấn 35 m đã được đầu tư đồng bộ hệ thống thoát nước, chiếu sáng cùng với các đường nội bộ đã mở ra không gian phát triển đô thị cho thị trấn Cao Phong. Nhà máy cấp nước công suất 2.500 3/ngày, đêm phục vụ thị trấn và các xã lân cận được đầu tư và đưa vào khai thác…Các cơ quan, trụ sở, tổ chức doanh nghiệp được quy hoạch, bố trí đều có không gian mở nhìn ra QL 6, đáp ứng yêu cầu về cảnh quan, kiến trúc thẩm mỹ.
Huyện ủy, UBND huyện là trung tâm của quy hoạch. Các phòng, ban, khu cơ quan được bố trí liên hoàn và thuận tiện cho làm việc và giao dịch. Phòng GD &ĐT, phòng Tài chính được cơ cấu bên cạnh UBND huyện. Ngân hàng, Kho bạc, Viễn thông được bố trí dọc tuyến QL 6 thuận tiện cho giao dịch. Không gian kiến trúc cảnh quan thực hiện có tầm nhìn, hướng phát triển cho tương lai. Cao Phong cũng đã quy hoạch khu vui chơi văn hóa, thể thao, xây dựng các KDC, đang được các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng góp phần tạo nên hình ảnh mới cho thị trấn. Khu vực nhà văn hóa được đầu tư xây dựng trên diện tích khoảng 1, 5 ha được bố trí cây xanh, vườn hoa hài hòa, đến nay đã phát huy hiệu quả, là nơi tổ chức các sự kiện lớn như lễ hội cam, các hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ, nơi vui chơi, thưởng ngoạn của cán bộ và nhân dân.
Khu vực quy hoạch tượng đài, nghĩa trang liệt sỹ thị trấn được xây dựng rộng rãi, nguy nghiêm, tạo không khí trang trọng để cán bộ và nhân dân thể hiện tình cảm uống nước, nhớ nguồn đối với các liệt sỹ đã hy sinh cho Tổ quốc. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII (nhiệm kỳ 2015-2020) đề ra nhiệm vụ: tập trung huy động các nguồn lực thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp hàng hóa, du lịch và hạ tầng đô thị, xây dựng Cao Phong trở thành huyện khá và mang bản sắc riêng biệt. Huyện đang điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch ngành lĩnh vực đồng bộ với quy hoạch tổng thể phát triển KT -XH làm căn cứ để tổ chức quản lý tốt quy hoạch, huy động hiệu quả các nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp hàng hóa, chất lượng cao với 2 sản phẩm mía và cam, phát triển du lịch tâm linh, sinh thái và phát triển hạ tầng đô thị Cao Phong.
Căn cứ vào định hướng phát triển, quy hoạch đề ra, Cao Phong đang khởi động một số dự án trọng điểm về phát triển kết cấu hạ tầng như đường tránh QL 6 theo hình thức BOT, đường Bắc Phong - Thung Nai cùng với mạng lưới đường liên xã, nội xã đã tạo thành hệ thống giao thông tương đối đồng bộ, khép kín, cùng một số công trình, dự án quan trọng khác chắc chắn sẽ mở ra không gian phát triển đô thị gắn với du lịch, dịch vụ và nông nghiệp hàng hóa.
(HBĐT) - Theo thống kê của Sở LĐ -TB&XH, tính đến hết tháng 9, toàn tỉnh ước giải quyết việc làm cho 11.200 lao động, đạt 70% so với kế hoạch tỉnh giao.
(HBĐT) - Theo báo cáo của Chi cục Thuế huyện Lương Sơn, đến hết tháng 9/2016, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện ước thực hiện được 129 tỷ 275 triệu đồng, đạt 110% so với dự toán pháp lệnh, 93% dự toán tỉnh giao, 86% dự toán huyện giao, bằng 174% so với cùng kỳ. Thu ngân sách trong cân đối 9 tháng ước đạt 128 tỷ 801 triệu đồng. Thu thuế, phí (trừ tiền sử dụng đất) 119 tỷ 935 triệu đồng.
(HBĐT) - Sở NN &PTNT cho biết: Theo nhận định của Cục Thú y, do diễn biến phức tạp của thời tiết nên nguy cơ dịch phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao. Đối với dịch cúm gia cầm, các địa phương cần chủ động trong công tác phòng, chống cúm gia cầm độc lực cao H5N1, H5N6 và một số chủng vi rút cúm có thể lây sang người như vi rút H7N9; tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm, giám sát chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời.
(HBĐT) - Cảng Bích Hạ được xem là cảng, bến sôi động, là địa điểm trung chuyển, giao lưu nông sản hàng hóa từ TP Hòa Bình lên các xã vùng hồ của Hòa Bình, Sơn La và ngược lại, cũng là địa điểm tiếp nhận khách tham quan du lịch lòng hồ sông Đà. Thế nhưng cảng lại ở trong tình trạng thấp kém về hạ tầng, việc quản lý, điều hành cũng như vấn đề bảo đảm vệ sinh môi trường đang trở nên bức thiết và cần được giải quyết nhằm tạo ra hình ảnh mới khi hồ Hòa Bình đã được phê duyệt là khu du lịch quốc gia.
(HBĐT) - Đồng chí Vũ Thị Ngọc, Trưởng phòng NN &PTNT huyện Kim Bôi cho biết: Trong những năm qua, Hội LHPN các cấp trong huyện đã tích cực phối hợp với ngành NN &PTNT trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Đặc biệt, trong giai đoạn 2011-2016, thực hiện phong trào chung tay xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn dần thay đổi. Nhận thức của cán bộ, nhân dân, trong đó có hội viên phụ nữ được nâng cao. Sản xuất nông nghiệp từng bước chuyển từ số lượng sang chất lượng, giá trị cao. Hàng năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế của ngành bình quân tăng từ 4-5%, giá trị sản xuất theo giá hiện hành tăng 9,5%.
(HBĐT) - Trước đây, đời sống người dân ở xóm hẻo lánh Thung Dâu, xã Lâm Sơn (Lương Sơn) gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh trở ngại về đường đi, lối lại, vấn đề chưa có nguồn điện thắp sáng là lực cản, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và hiệu quả sản xuất của bà con. ông Nguyễn Ngọc Chiền, trưởng xóm cho biết: Kể từ khi hoàn thành đóng điện vào thời điểm cuối năm 2015, bà con được tận hưởng niềm vui. Nhà nhà ánh điện sáng bừng thay vì đốm đèn dầu leo lét xưa kia. Có điện, tiện nghi sinh hoạt trong các gia đình được đem ra sử dụng và mua sắm nhiều hơn, thông tin liên lạc thông suốt. Máy móc cơ giới phục vụ trồng trọt, chăn nuôi của bà con được phát huy.