(HBĐT) - Đông Lai là xã vùng thấp huyện Tân Lạc, xã có tổng diện tích tự nhiên 2336, 48 ha với 16 xóm, trong đó, 4 xóm thuộc vùng 135 cách trung tâm xã từ 5-7 km là Vạch, Muôn, Chếch và Bãi Trang 2. Trước đây, hạ tầng cơ sở vật chất chưa được đầu tư, điều kiện sản xuất khó khăn. Nguồn sống của bà con chủ yếu trông vào trồng lúa, ngô và sắn, đời sống còn nhiều khó khăn, thu nhập bình quân nơi cao nhất mới đạt 15 triệu đồng /người/năm.

 

Những năm gần đây, Nhà nước đầu tư hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, xã Đông Lai bước đầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả, cải thiện đời sống người dân. Xã đã đánh giá tiềm năng, lựa chọn các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của từng xóm, khu vực để định hướng sản xuất cho người dân. Trong đó, tập trung ứng dụng KHKT, nâng cao năng suất lúa, bảo đảm an ninh lương thực. Đồng thời xác định một số cây trồng chủ lực gồm: sả, mía, đặc biệt là cây bưởi để đưa vào kế hoạch sản xuất.

 

 

Gia đình ông Bùi Văn Vinh, xóm Đồng Tiến, xã Đông Lai (Tân Lạc) có nguồn thu khá ổn định từ trên 100 gốc bưởi.

 

Đồng chí Bùi Văn Sư, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Lai cho biết: Trồng sả đem lại thu nhập ổn định cho người dân, nhất là ở các xóm vùng khó khăn. Tổng diện tích trồng sả có 145 ha, tập trung chủ yếu ở các xóm Muôn, Bãi Trang 1- 2.  Sả là loại cây có khả năng chịu hạn, không mất nhiều công chăm sóc nhưng vẫn cho năng suất cao, hơn nữa, thị trường tiêu thụ ổn định. Vì thế, bà con vừa bớt lo  về vốn, vừa có thêm nguồn thu nhập trang trải cho cuộc sống. Giá sả dao động từ 3.000 - 5000/kg. Cuối mỗi vụ, trung bình các hộ trồng sả thu về từ 12-15 triệu đồng. Cùng với đó, xã giữ ổn định diện tích trồng mía với khoảng 100 ha. Hiện đã cơ bản chuyển sang trồng mía trắng góp phần nâng đời sống người dân. Đặc biệt, những năm gần đây, xã Đông Lai mở rộng thành công diện tích bưởi đỏ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đến nay, diện tích trồng bưởi của toàn xã có hơn 100 ha, trong đó, diện tích bưởi cho thu hoạch lên tới vài chục ha.

 

ông Lê Đức Cảnh, trưởng xóm Đồng Tiến - xóm thành công trong phát triển cây bưởi đỏ chia sẻ: Từ số ít hộ trồng bưởi, đến nay, cả xóm hầu như nhà nào cũng trồng bưởi. Thông qua các lớp tập huấn KH -KT, trình độ thâm canh, chăm sóc bưởi, hiệu quả sản xuất của người dân được nâng lên rõ rệt. Cả xóm có 18 ha bưởi đã cho thu hoạch. Mỗi cây bưởi chất lượng tốt có từ 150- 200 quả, tương đương giá trị kinh tế từ 4-5 triệu đồng. Hầu hết diện tích bưởi của bà con thời điểm này chưa đến mùa thu hoạch nhưng khách ở các tỉnh khác đã đến tận vườn đặt mua với giá trung bình từ 30.000 -50.000 đồng /quả.

 

Xã Đông Lai thực hiện hiệu quả xóa đói, giảm nghèo từ việc định hướng đúng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao mức sống người dân. Đến nay, xã đã đạt 12 tiêu chí xây dựng NTM, thu nhập bình quân trên 20 triệu đồng /người/năm.

 

 

                                                                  Thu Hằng (CTV)

 

 

Các tin khác


Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Những năm qua, huyện Đà Bắc đã triển khai các hoạt động đồng hành, hỗ trợ nông dân trong phát triển sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Qua đó giúp nông dân tăng thu nhập, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới.

Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục