(HBĐT) - Khác hẳn với nhận định, đồn đoán về một vụ bưởi kém năng suất do thời tiết bất thường, hanh khô, mưa sớm và sâu bệnh, huy?n Tân Lạc chính thức bước vào vụ bưởi mới đầy lạc quan. Bưởi Tân Lạc năm nay vẫn đơm hoa, kết trái, được mùa, tiếp tục đem lại cơ hội làm giàu cho người dân.

 

 

Gia đình ông Dương Tất Tính, xóm Tân Hương, xã Thanh Hối (Tân Lạc) trồng 4 ha bưởi đỏ, bưởi da xanh cho thu nhập 500 - 600 triệu đồng/năm.

 

Chúng tôi gặp ông Dương Tất Tính, xóm Tân Hương, xã Thanh Hối là một trong những người có nguồn thu ổn định từ 500 - 600 triệu đồng/năm. ông Tính bắt đầu trồng bưởi từ năm 2009 trên diện tích hàng nghìn m2 với số lượng hơn trăm cây, chủ yếu là bưởi đỏ và một ít bưởi da xanh. Nguồn thu từ bưởi và cung cấp giống bưởi, ông đã mở rộng diện tích lên 4 ha, chỉ trong năm tới sẽ cho thu bói. Nếu giá ổn định chắc chắn ông Tính sẽ là một trong những “vua bưởi” của Tân Lạc. ông Tính cho biết: Bưởi đỏ, bưởi da xanh phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của Tân Lạc, nhất là vùng dọc QL 12 B. Bưởi Tân Lạc chất lượng tốt, vỏ mỏng, nhiều nước, ngọt dịu, được thị trường chấp nhận và chưa phải lo đầu ra. Hàng năm, vào vụ thu hoạch, khách hàng ngoại tỉnh đến đặt hàng tại vườn. Bưởi bắt đầu thu hoạch từ tiết thu tới áp Tết. Năm nay, giống bưởi chín sớm cũng bắt đầu đã có khách đến đặt hàng rồi. Năm ngoái, bưởi cháy hàng. Càng áp Tết, giá bưởi tăng cao từ 30.000 - 50.000 đồng/quả. Năm na bưởi sai, mẫu mã đẹp, chất lượng ổn định, giá chỉ cần 25.000 - 35.000 đồng/quả, người Tân Lạc cũng đã thắng lớn. Tiền tỷ, trăm triệu đồng với người trồng bưởi giờ không khó.

 

Từ trồng bưởi, xóm Tân Hương đã giờ đã như phố trong làng, người dân giàu từ bưởi. Đường xóm được bê tông hóa, xuất hiện nhiều biệt thự, nhà đẹp. Năm ngoái, xóm được Chủ tịch UBND tỉnh tặng thưởng 50 triệu đồng vì có thành tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng NTM. Xóm có 96 hộ, nhà nào cũng có bưởi. Nhà ít thì vài chục cây, nhà nhiều có cả trăm cây. Diện tích bưởi của xóm không dưới 50 ha, trong đó có gần 10 ha bước vào thời kỳ kinh doanh. Quỹ đất được khai thác triệt để. Trình độ thâm canh bưởi của người dân được nâng lên nhiều. Chính vì vậy, bưởi Tân Hương luôn có sản lượng cao và mẫu mã đẹp, chất lượng tốt. Người dân vùng bưởi còn tìm kiếm cơ hội đi thầu đất để trồng bưởi đỏ, bưởi da xanh. Cả xóm có hàng chục hộ trồng trên 100 cây bưởi (trung bình 4 - 6 triệu đồng/cây) như gia đình các ông: Nguyễn Văn Minh, Đỗ Công Ngọc, Phạm Văn Tuyên, Đỗ Công Châu, Trần Văn Thanh, Thái Xuân Trường… đều có nguồn thu hàng trăm triệu đồng/năm.

 

Thực tế cho thấy, bưởi đỏ, bưởi da xanh là loại cây phù hợp với đồng đất, khí hậu đã mang lại cuộc sống dư dả cho người dân Tân Lạc. Diện tích và sản lượng bưởi tăng mạnh, tập trung ở các xã: Đông Lai, Thanh Hối, Tử Nê, Mãn Đức, Quy Hậu, Phong Phú. Năm 2013, diện tích bưởi của toàn huyện có 109,7 ha; năm 2015 nâng lên 558,4 ha. Đến nay, diện tích bưởi toàn huyện 780 ha. Trong đó, diện tích kinh doanh khoảng 226 ha, diện tích trồng từ 1 - 3 năm (giai đoạn thiết kế cơ bản 489 ha. Bưởi là cây có giá trị kinh tế cao và phù hợp với đất đai của Tân Lạc. Trong điều kiện hiện tại, bưởi da xanh đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cao hơn, hiệu quả kinh tế cũng khá cao, mật độ trồng từ 250 - 300 cây/ha, khi bước vào thời kỳ kinh doanh cho thu hoạch 60 - 80 quả/cây với giá bán dao động từ 30.000 - 40.000 đồng/quả, giá trị thu nhập trên 400 triệu đồng/ha. Bưởi đỏ dễ trồng hơn bưởi da xanh, sau thời gian kiến thiết cơ bản có thể cho thu từ 100 - 150 quả thương phẩm/cây, giá trị thu nhập đạt trên 300 triệu đồng/ ha/năm. Thực tế giá trị thu nhập từ trồng bưởi đạt 700 triệu đồng/ha. Nhiều hộ gia đình biết đầu tư thâm canh có thể đạt cả tỷ đồng/ha. 

                                                                                                

Nghị quyết số 10/NQ/HU ngày 10/7/2013 của huyện Tân Lạc về phát triển sản xuất bưởi đỏ, bưởi da xanh trên địa bàn giai đoạn 2013-2020 được đánh giá là Nghị quyết có sức sống và hiệu quả cao. Nghị quyết cùng với các cơ chế, chính sách hỗ trợ, định hướng cho người dân đầu tư thâm canh, thực hiện quy trình sản xuất bưởi sạch, nâng cao chất lượng giống bưởi đỏ có giá trị cao về kinh tế, mở ra cơ hội làm giàu cho người nông dân của Tân Lạc.

                                                                           

                                                                          Lê Chung

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Chấn chỉnh quản lý chất lượng phân bón

(HBĐT) - Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu Bộ NNN&PTNT chấn chỉnh và tăng cường quản lý nhà nước về phân bón, khẩn trương ban hành các quy chuẩn kỹ thuật về phân bón hữu cơ và phân bón khác.

Hội thi tìm hiểu các loại mô hình hợp tác xã kiểu mới huyện Lạc Thủy

(HBĐT) - Ngày 29/9, UBND huyện Lạc Thủy tổ chức Hội thi tìm hiểu các loại mô hình hợp tác xã kiểu mới lần thứ nhất, năm 2016. Tham gia hội thi có 14 đội đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

“Đổi đời” từ nguồn vốn chính sách

(HBĐT) - Từ nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH đã và đang giúp nhiều hộ gia đình vượt qua khó khăn, thiếu thốn vươn lên làm giàu. Trường hợp của chị Phạm Thị Hải ở xóm Nam Thái, xã Nam Phong (Cao Phong) là một ví dụ. Nhìn ngôi nhà 2 tầng khang trang cùng vườn cam xanh tốt ít ai biết được để có được thành quả như ngày hôm nay, gia đình chị đã phải đổ nhiều mồ hôi và nước mắt.

Tín dụng chính sách góp phần giúp hộ nghèo phát triển sản xuất

(HBĐT) - Những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách của Chính phủ đã phát huy hiệu quả trong giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần ổn định tình hình kinh tế, chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Nguồn vốn huy động đạt trên 95% kế hoạch

(HBĐT) - Năm nay, NHCSXH tỉnh có kế hoạch huy động nguồn vốn tại địa phương 81.855 triệu đồng, trong đó tiền gửi dân cư 45.342 triệu đồng, huy động qua tổ TK &VV 36.513 triệu đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục