(HBĐT) - Trong thực hiện chương trình xây dựng NTM, huyện Lương Sơn xác định tập trung các nguồn lực của Nhà nước và đóng góp của nhân dân để tạo ra bước đột phá trong phát triển KT-XH, thay đổi bộ mặt nông thôn. Do đó, huyện đặc biệt ưu tiên hoàn thiện và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn kết nối các vùng sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy KT-XH địa phương phát triển, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Hệ thống đường GTNT xã Thanh Lương (Lương Sơn) được đầu tư nâng cấp đáp ứng nhu cầu đi lại và giao lưu hàng hóa của nhân dân.
Sau 5 năm tập trung đầu tư xây dựng, đến nay, hệ thống đường GTNT, kênh mương nội đồng, hệ thống điện trên địa bàn cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất của nhân dân. Các xã đã sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình, dự án và sự đóng góp của người dân phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. Qua thống kê, trong 5 năm (2011 - 2015), huyện Lương Sơn huy động được 433.813 triệu đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; trong đó, đầu tư xây mới, sửa chữa, nâng cấp 42 công trình giao thông, 19 công trình thủy lợi, 7 công trình điện. Đến nay 12/19 xã đạt tiêu chí số 2 về giao thông, 13/19 xã đạt tiêu chí về thủy lợi, 100% xã đạt tiêu chí về điện. Bên cạnh đó, huyện hỗ trợ trên 50 tỷ đồng phát triển sản xuất, đào tạo nghề, xây dựng mô hình sản xuất, hỗ trợ giống, vốn, vật tư nông nghiệp góp phần nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững.
Có thể nói, phong trào “Huyện Lương Sơn chung sức xây dựng NTM” đã lan tỏa rộng khắp trên địa bàn huyện. Nhân dân chủ động tham gia xây dựng NTM bằng hình thức tự đầu tư nâng cấp, sửa chữa nhà ở, chỉnh trang đường làng ngõ xóm, hiến đất, đóng góp tiền mặt, ngày công lao động tham gia xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi và các công trình phúc lợi. Đồng thời, mạnh dạn vay vốn đầu tư xây dựng các mô hình phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Trong 9 tháng năm 2016, huyện chủ động lồng ghép các nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn đầu tư ngân sách tỉnh và huyện tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và nhu cầu thiết yếu của người dân. Cụ thể, hoàn thiện đưa vào sử dụng 2 công trình cầu, cống và 2 km đường giao thông; 2 công trình thủy lợi; khởi công 6 công trình thủy lợi, 2 công trình giao thông; nâng cấp, sửa chữa 6 trường học; 2 nhà văn hoá xã, 2 sân vận động và 4 trạm y tế xã. Phát triển sản xuất tiếp tục được quan tâm, các mô hình sản xuất theo nhóm sản phẩm hàng hoá nông nghiệp đã và đang được nhân rộng. Bằng các nguồn kinh phí sự nghiệp nông nghiệp, KN-KL, khoa học công nghệ; vốn hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình NTM, chương trình giảm nghèo bền vững..., huyện đã triển khai kế hoạch hỗ trợ xây dựng và phát triển 37 mô hình, kinh phí 4.399 triệu đồng tập trung vào phát triển các mô hình: sản xuất rau hữu cơ, rau an toàn; cây ăn quả gắn với cải tạo vườn tạp; cải tạo và phát triển chăn nuôi...
Đến nay, bình quân tiêu chí NTM của các xã trong huyện đạt 14,1 tiêu chí/xã. Có 5 xã đạt chuẩn NTM gồm: Nhuận Trạch, Hòa Sơn, Liên Sơn, Cao Thắng và Thành Lập; 3 xã: Lâm Sơn, Tân Vinh, Cao Dương đạt từ 15-18 tiêu chí; 11 xã đạt 10 - 14 tiêu chí; không có xã dưới 10 tiêu chí. Năm nay 3 xã: Lâm Sơn, Cư Yên và Thanh Lương đăng ký về đích NTM. Huyện đang tập trung chỉ đạo huy động các nguồn lực phấn đấu đưa các xã về đích NTM theo kế hoạch.
Đồng chí Nguyễn Văn Danh, Phó Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn cho biết: Việc đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng nông thôn trên địa bàn huyện những năm qua đã làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi về thông thương hàng hóa cho người dân. Sản xuất nông, lâm nghiệp thuận tiện trong việc tiêu thụ, tìm kiếm thị trường, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, giảm dần hộ nghèo, tạo đà cho phát triển KT-XH, giữ vững AN-QP của địa phương.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Cùng với các địa phương trong tỉnh, nông dân huyện Kỳ Sơn đang bước vào vụ đông. Vụ sản xuất có ý nghĩa không nhỏ trong việc tăng tổng sản lượng cây trồng của cả năm góp phần nâng cao thu nhập cho bà con.
(HBĐT) - Điều kiện tự nhiên, KT-XH, đời sống của đa phần người dân còn nhiều khó khăn, hạn chế... Tuy nhiên, trong phong trào xây dựng NTM ở xã Pà Cò (Mai Châu) đã xuất hiện nhiều điểm sáng.
(HBĐT) - Trong suốt thời gian dài ngủ yên, mấy năm nay, tài nguyên du lịch của tỉnh dần được đánh thức bởi nhiều dự án của những nhà đầu tư có năng lực đã, đang hoàn thành, mang lại những sản phẩm du lịch có chất lượng, đem lại sự hài lòng cho du khách.
(HBĐT) - “Với nguồn nguyên liệu phong phú phục vụ sản xuất xi măng, gạch, ngói; diện tích đất lâm nghiệp chiếm xấp xỉ 44% tổng diện tích tự nhiên; nguồn lao động địa phương khá dồi dào với khoảng 20% người trong độ tuổi lao động đã qua đào tạo… Lạc Thủy là huyện có nhiều lợi thế để phát triển CN -TTCN. Chính vì vậy, ngay từ năm 2005, huyện đã xây dựng Nghị quyết về đầu tư cho phát triển CN -TTCN, tập trung vào các ngành mũi nhọn như sản xuất vật liệu xây dựng, hàng TTCN, cơ khí, chế biến lương thực, thực phẩm” - Đồng chí Vũ Hùng Mẫn, Trưởng phòng kinh tế - hạ tầng huyện Lạc Thủy cho biết.
(HBĐT) - Những năm qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, từ các xã vùng sâu, xa đến xã vùng thuận lợi của huyện Lạc Thuỷ đều có những đổi mới tích cực. Từ xuất phát điểm thấp, bình quân chỉ đạt 4, 92 tiêu chí/xã năm 2010, sau 5 năm, toàn huyện đã đạt 14, 38 tiêu chí/xã. Theo đó, Lạc Thủy được đánh giá là một trong những huyện đi đầu trong xây dựng NTM của tỉnh. Kết quả đó phản ánh sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền huyện trong công tác chỉ đạo, điều hành và sự đồng thuận của nhân dân.
(HBĐT) - Niềm vui lớn nhất, câu chuyện được nói đến nhiều nhất những ngày này ở xã đặc biệt khó khăn Lạc Sỹ (Yên Thủy) là việc con đường trung tâm xã với chiều dài gần 6 km được khởi công xây dựng. Với tổng mức đầu tư 29 tỷ đồng, con đường hy vọng sẽ mang đến cuộc sống mới, bộ mặt mới cho mảnh đất còn nhiều khó khăn này.