(HBĐT) - Những năm qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, từ các xã vùng sâu, xa đến xã vùng thuận lợi của huyện Lạc Thuỷ đều có những đổi mới tích cực. Từ xuất phát điểm thấp, bình quân chỉ đạt 4, 92 tiêu chí/xã năm 2010, sau 5 năm, toàn huyện đã đạt 14, 38 tiêu chí/xã. Theo đó, Lạc Thủy được đánh giá là một trong những huyện đi đầu trong xây dựng NTM của tỉnh. Kết quả đó phản ánh sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền huyện trong công tác chỉ đạo, điều hành và sự đồng thuận của nhân dân.
Cán bộ, nhân dân, ĐV-TN xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy) đóng góp ngày công làm sân nhà văn hóa thôn 2, góp phần hoàn thành tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, đưa xã về đích NTM đúng lộ trình vào năm 2015.
Để thực hiện chương trình xây dựng NTM đạt hiệu quả, huyện thành lập, kiện toàn bộ máy chỉ đạo, quản lý, điều hành từ huyện đến thôn, bản. Cụ thể hóa và ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện của T.ư, tỉnh. Xây dựng nghị quyết của Huyện ủy, HĐND, kế hoạch của UBND huyện. Quan tâm đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp. Tập trung tuyên truyền, vận động giúp người dân hiểu được lợi ích, vai trò, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân đóng góp, dân quản lý và dân hưởng lợi”. Huyện phát động sâu rộng phong trào thi đua “Huyện Lạc Thủy chung sức xây dựng NTM” gắn với các CVĐ, phong trào khác. Qua đó đã tạo chuyển biến về nhận thức của CB, ĐV, nhân dân. Đặc biệt, giúp người dân hiểu rõ vai trò chủ thể của mình, từng bước xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, khơi dậy tính tích cực trong phong trào chung. Từ đó, nhân dân đã tự nguyện hiến 100.752 m2 đất; góp 200.235 ngày công lao động; ứng mặt bằng để thi công các công trình hạ tầng… Nhiều đơn vị đã được UBND tỉnh tặng cờ thi đua, bằng khen, như cán bộ, nhân dân xã Đồng Tâm; thôn Đừng, xã Đồng Môn…
Để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, huyện ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích sản xuất hàng hóa, liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp với nhà nông, chú trọng phát triển kinh tế trang trại, gia trại, kinh tế hộ, kinh tế HTX. Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị sản xuất và phát triển bền vững. Quan tâm đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn. Tích cực thu hút đầu tư, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Sau 5 năm có 308 mô hình sản xuất đã và đang thực hiện, tổ chức 502 lớp tập huấn chuyển giao KH -KT. Huyện có 65 trang trại đạt tiêu chí; phát triển trên 852 ha cây có múi. Có thể kể đến các mô hình, dự án đi vào cuộc sống như: Dự án trồng cam, phát triển kinh tế trang trại, trồng rừng kinh tế cao; mô hình chăn nuôi dê, gây nuôi động vật hoang dã... Năm 2015, thu nhập bình quân đầu người đạt 29, 2 triệu đồng, tăng 2, 43 lần so với năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo còn 10,9%; lao động có việc làm thường xuyên đạt 95,5%. Bên cạnh đó, lồng ghép hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình, dự án đầu tư là yếu tố quan trọng để huyện đẩy mạnh phát triển KT -XH. Trong 5 năm, tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội là 3.235.999, 8 triệu đồng, năm 2016 ước đạt 430.313 triệu đồng, tập trung xây dựng các công trình GTNT, thủy lợi, y tế, cơ sở vật chất văn hóa, điện, trường học…
Đến nay, toàn huyện có 3 xã gồm: Cố Nghĩa, Đồng Tâm, Phú Lão đã về đích NTM. 2 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí; 8 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí. Kết quả đó đã tạo cho diện mạo nông thôn của Lạc Thuỷ ngày càng khởi sắc, hệ thống chính trị cơ sở được củng cố, QP-AN được giữ vững, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt.
Cẩm Lệ
(HBĐT) - Xã Kim Bôi (Kim Bôi) là địa bàn phân bố dân cư khá tập trung với 3 xóm, 856 hộ và trên 4.000 nhân khẩu. Với tổng diện tích 29 ha vườn tạp, từ năm 2011 đến nay, Nghị quyết chuyên đề về phá bỏ vườn tạp chuyển sang trồng cây có giá trị kinh tế cao được người dân trong xã thực hiện hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
(HBĐT) - Năm 2016, huyện Kim Bôi có kế hoạch trồng mới 1.800 ha rừng.
Theo quy hoạch đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 137 chợ nông thôn được xây dựng đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 70 chợ nông thôn nằm trên 70 xã hiện đang hoạt động thường xuyên, có 55 xã không quy hoạch xây dựng chợ.
(HBĐT) - 9 tháng qua, tổng nguồn vốn của các tổ chức tín dụng trên toàn địa bàn ước đạt 16.400 tỷ đồng, tăng 11% so với cuối năm 2015. Vốn huy động của các tổ chức tín dụng từ dân cư ước đạt 10.835 tỷ đồng, tăng 17,5% so với cuối năm 2015. Tổng dư nợ toàn địa bàn ước đạt 14.635 tỷ đồng, tăng 13,2% so với 31/12/2015; nợ xấu 210 tỷ đồng, chiếm 1,4% tổng dư nợ.
(HBĐT) - Trong những năm qua, xác định vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ mũi nhọn được các cấp Hội LHPN thành phố tập trung nhiều biện pháp, giải pháp thực hiện.
(HBĐT) - Chúng tôi đến thăm gia đình ông Lê Văn Luyến, xóm Mỵ - một gia đình có kinh tế khá giả của xã Yên Mông (thành phố Hòa Bình). ông Luyến là người đi đầu trong phát triển sản xuất, chăn nuôi trên địa bàn. Trên diện tích 3 ha, gia đình ông tổ chức gọn gàng, nơi làm chuồng trại chăn nuôi lợn nái, lợn thịt, nơi làm ao cá, chỗ quy hoạch trồng bưởi Diễn và trồng rừng sản xuất. Chỉ riêng nuôi lợn, ông luôn nuôi 30 lợn nái, có nguồn thu đều đặn. Nhìn vào cơ ngơi khang trang với đầy đủ tiện nghi cũng cho thấy thu nhập của gia đình ông vào dạng khá của xã. ông Luyến chia sẻ: Không chỉ gia đình tôi, quỹ đất trong xóm được người dân khai thác và sản xuất hết. Đời sống người dân đã thay đổi nhiều so với những năm trước. Nhà nào cũng xây dựng kiên cố. Đường giao thông được cứng hóa đến tận sân nhà...