(HBĐT) - Đến nay, tỉnh Hòa Bình đã có 31 xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới (chiếm 16,23% tổng số xã), bình quân mỗi xã đạt 11,77 tiêu chí, trung bình tăng 0,19 tiêu chí/xã; 15 xã đạt từ 15-18 tiêu chí; 92 xã đạt từ 10-14 tiêu chí; 53 xã đạt từ 5-9 tiêu chí. Nhằm tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, ngày 27/10/2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2735/QĐ-UBND xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 – 2020.
Theo đó, mục tiêu cụ thể của Kế hoạch đề ra đến năm 2020: Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 40% trở lên; phấn đấu có 1 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; bình quân các xã trong tỉnh đạt 15 tiêu chí/xã và không có xã nào đạt dưới 10 tiêu chí; cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn: giao thông, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế xã; nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn; tạo nhiều mô hình sản xuất gắn với việc làm ổn định cho nhân dân, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2020 đạt 35 triệu/người/năm trở lên.
Kế hoạch đã đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, tập trung vào các nhiệm vụ như: Tiếp tục thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng về xây dựng nông thôn mới; Cơ bản hoàn thành hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã, nhất là đối với những xã đặc biệt khó khăn; Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho cư dân nông thôn; Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn; Tạo chuyển biến rõ nét về vệ sinh, môi trường, cảnh quan nông thôn theo hướng xanh – sạch – đẹp; Giữ vững quốc phòng, nâng cao chất lượng an ninh, trật tự an toàn xã hội nông thôn; Huy động đa dạng và sử dụng hiểu quả các nguồn lực cho Chương trình; Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách; Đẩy mạnh phong trào thi đua “Tỉnh Hòa Bình chung sức xây dựng nông thôn mới”; tăng cường điều hành, quản lý Chương trình.
Linh Ngọc
(Văn phòng UBND tỉnh)
(HBĐT) - Thời gian qua, công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn tỉnh được quan tâm chỉ đạo thực hiện quyết liệt. Các TTHC ở cả 3 cấp được UBND tỉnh chỉ đạo rà soát, đơn giản hoá, rút ngắn thời gian giải quyết.
(HBĐT) - Tháng 6/2016, tổ chức GNI (Hàn Quốc) khảo sát, đánh giá điều kiện tự nhiên 4 xã vùng cao của huyện Tân Lạc gồm Quyết Chiến, Lũng Vân, Nam Sơn, Ngòi Hoa, từ đó lựa chọn 2 xã có khí hậu, thổ nhưỡng tương đồng, phù hợp là Quyết Chiến, Lũng Vân để viện trợ nông dân trồng thử nghiệm các giống rau Hàn Quốc. Mô hình được thực hiện thành công đã mở ra hướng đi mới trong sản xuất rau an toàn, khai thác tiềm năng phát triển kinh tế về nông nghiệp, đặc biệt là về các loại rau ở vùng cao.
(HBĐT) - Năm 2006, TP Hòa Bình mới chỉ có 2.870 cơ sở kinh doanh trong đó có 2.795 hộ kinh doanh cá thể, 75 doanh nghiệp kinh doanh với tổng số 4.805 lao động hoạt động trong lĩnh vực TM- DV; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt xấp xỉ 490 tỷ đồng. Sau 10 năm, tính riêng số doanh nghiệp kinh doanh đã tăng gần 5 lần với 355 doanh nghiệp, 4.566 lao động, hình thành 3 trung tâm thương mại, hàng nghìn cửa hàng mọc lên đáp ứng tốt hơn nhu cầu SX-KD của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2016 ước đạt 6.100 tỷ đồng. Đó là những con số biết nói, minh chứng sinh động bước tăng trưởng ngành TM- DV của thành phố.
(HBĐT) - Bà Lê Thị Oanh (Yên Thuỷ) hỏi: Trường hợp khu đất của một người sử dụng nằm trên nhiều đơn vị hành chính thì cấp GCNQSDĐ như thế nào?
(HBĐT) - Ngày 1/11, Đoàn công tác Bộ NN&PTNT do Thứ Trưởng Trần Thanh Nam làm trưởng đoàn đã về thăm và làm việc với huyện Lương Sơn về phát triển vùng nguyên liệu rau hữu cơ, rau an toàn.
(HBĐT) - Chiều 1/11, đoàn công tác của Sở NN&PTNT đã có buổi làm việc với UBND huyện Mai Châu kiểm tra tình hình thực hiện nguồn vốn sự nghiệp thuộc chương trình MTQG xây dựng NTM năm 2015-2016.