(HBĐT) - Canh tác hữu cơ hiện nay đang được nông dân trên địa bàn huyện Lương Sơn quan tâm trong bối cảnh thực phẩm không an toàn tràn lan trên thị trường. Người nông dân cũng bị ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe khi hàng ngày, hàng giờ họ phải tiếp xúc với phân bón và thuốc trừ sâu hóa học cho cây trồng.

 

 

Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ huyện Lương Sơn được giới thiệu tại Phiên chợ nông sản hữu cơ, đặc sản tỉnh.

Từ cuối năm 2008, với sự hỗ trợ của dự án ADDA (Đan Mạch) và trường Cao đẳng NN &PTNT Bắc Bộ, dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, Hội Nông dân huyện Lương Sơn đã triển khai mô hình trồng rau hữu cơ trên địa bàn. Cuối năm 2009, Hội Nông dân huyện đã thành lập liên nhóm rau hữu cơ gồm 4 bộ phận là điều hành, hỗ trợ sản xuất, marketing và bộ phận cấp giấy chứng nhận. Những năm đầu, dự án được triển khai tại 7 đơn vị gồm thị trấn Lương Sơn, xã Hoà Sơn, Nhuận Trạch, Hợp Hoà, Thành Lập, Cư Yên và Tân Vinh có 8 nhóm sản xuất, 1 HTX với 82 thành viên thực hiện trên tổng diện tích 2, 7 ha. Một trong những thành công lớn nhất của dự án là sau khi hết nguồn tài chính hỗ trù, mô hình đã được huyện Lương Sơn  tiếp tục duy trì và phát triển.

Đến tháng 6/2015, huyện Lương Sơn đã mở rộng sản xuất rau hữu cơ lên trên 10, 5 ha, có 16 nhóm sản xuất với 139 thành viên. Các thành viên đều được tham gia một cách tự nguyện và mỗi nhóm có quy chế hoạt động riêng do các thành viên thỏa thuận và xây dựng lên. Để sản xuất các sản phẩm hữu cơ, mỗi người nông dân được huấn luyện 3 tháng về phương pháp, kỹ thuật sản xuất. Sau khóa học, người nông dân được cấp chứng chỉ và chỉ những người có chứng chỉ mới được tham gia vào mô hình. Rau hữu cơ được trồng theo đúng quy định của hiệp hội nông nghiệp hữu cơ, tức là không sử dụng phân bón hóa học, không sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, đảm bảo thân thiện với môi trường và an toàn cho người sử dụng. Mỗi vụ, có hàng chục loại rau được trồng xen canh. Sau mỗi năm, những giống rau này được luân canh để cắt đứt nguồn lây lan của sâu bệnh. Ngoài ra, trên lối đi trồng các loại cây dẫn dụ (chủ yếu là các loại hoa như cúc vạn thọ, bóng nước, các cây gia vị…) để thu hút các loại bướm, sâu đẻ trứng, hạn chế côn trùng phá hoại rau. Một đặc điểm rất quan trọng khi trồng rau hữu cơ là sử dụng lao động phổ thông,  nhiều nhất là khâu bắt sâu. Các thành viên tham gia trong nhóm thường bắt sâu bằng tay vào buổi tối, tuyệt đối không sử dụng thuốc BVTV. Rau được thu hoạch theo lứa và được sơ chế trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Nước tưới rau thì chỉ sử dụng từ 2 nguồn là nước dẫn từ trên suối xuống hoặc nước giếng khoan. Tất cả các yếu tố đầu vào của quá trình trồng rau đều được kiểm tra, giám sát và các nhóm thanh tra chéo nhau để đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm trước khi đưa ra thị trường….

 

Huyện Lương Sơn đã và đang áp dụng hệ thống PGS trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Các nhóm sản xuất rau hữu cơ đều đạt chuẩn chất lượng PGS. Đây là hệ thống giám sát có sự tham gia của tổ chức cộng đồng, là giải pháp ưu việt giúp những nông hộ sản xuất quy mô nhỏ có thể tiếp cận quy trình sản xuất an toàn và bền vững, từ đó cung ứng ra thị trường những sản phẩm rau an toàn đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

 

Hiện nay, ở huyện Lương Sơn, ngoài 16 nhóm sản xuất rau hữu cơ còn có 2 hộ nuôi gà hữu cơ đã được cấp chứng nhận PGS. Thức ăn của gà nuôi theo hình thức hữu cơ chủ yếu là cám, gạo, ngô, bột cá khô và đậu tương. Sau 3 năm thực hiện, mô hình chăn nuôi gà hữu cơ cũng đã mang lại những kết quả rất tích cực, giá trị kinh tế cao với giá bán 180.000 đồng /kg đã qua sơ chế. Hiện nay, sản phẩm đã có mặt tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội.

 

Sau hơn 7 năm thực hiện sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện Lương Sơn, có thể khẳng định đây là hướng đi đúng đắn, vừa mang lại việc làm, nguồn thu nhập ổn định, nâng cao hiệu quả kinh tế cho sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ, vừa tạo ra các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đảm bảo chất lượng, VSATTP cho người tiêu dùng. Thêm vào đó, sản xuất nông nghiệp hữu cơ còn giúp củng cố các chu kỳ sinh học, bảo vệ môi trường trong sạch, duy trì và gia tăng độ màu mỡ lâu dài cho đất, cân bằng hệ sinh thái động, thực vật...

 

Hàng năm, sản lượng rau hữu cơ PGS của huyện Lương Sơn được tiêu thụ thông qua các hợp đồng đạt khoảng 80 tấn, chưa kể một phần sản lượng không nhỏ được cung ứng cho thị trường bán lẻ trong và ngoài huyện. Tại trung tâm huyện có một cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm hoạt động khá hiệu quả. Tại kênh liên kết với các doanh nghiệp thu mua số lượng tập trung, hiện, liên nhóm đang kết nối với ba đối tác doanh nghiệp chính là Công ty TNHH Tâm Đạt, Tràng An và Vinagap.

 

Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của huyện Lương Sơn cũng đã được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, sản phẩm đạt sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2014, 2015 và vinh dự được chọn là 1 trong 79 thương hiệu, sản phẩm được Tổng Hội Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam lựa chọn trao “Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam” năm 2016, đồng thời là 1 trong 2 huyện của tỉnh (tỉnh duy nhất) được Hiệp Hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam và dự án ADDA (Đan Mạch) chọn để triển khai mô hình dự án tăng cường sản xuất và tiếp thị cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ miền Bắc giai đoạn 2016 – 2019.

 

Hiện nay, huyện đang đào tạo cấp chứng chỉ đảm bảo đủ điều kiện sản xuất rau hữu cơ cho thêm 6 nhóm tại 3 xã Cư Yên, Hợp Hòa và Thành Lập với 188 thành viên và mở rộng diện tích sản xuất rau hữu cơ lên 22 ha. Như vậy, đến cuối năm, trên địa bàn toàn huyện sẽ có tổng số 22 nhóm với 327 thành viên thực hiện sản xuất rau hữu cơ. Dự kiến lượng rau thu hoạch và tiêu thụ trung bình sẽ đạt trên 24 tấn /tháng.

 

Có thể nói, từ khi thành lập đến nay, với những hoạt động đúng hướng, liên nhóm nông nghiệp hữu cơ huyện Lương Sơn đã trở thành cốt lõi góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của địa phương phát triển theo hướng sản xuất hữu cơ đảm bảo chất lượng và VSATTP. 

 

Để phát huy lợi thế và hình thành vùng chuyên canh sản xuất rau hữu cơ có quy mô tập trung gắn với xây dựng NTM và phát triển bền vững, Lương Sơn đang tiếp tục mở rộng, hoàn thiện dự án sản xuất và tiêu thụ RHC giai đoạn 2013 - 2016, định hướng đến năm 2020, tạo giá trị sản xuất ngày cao trên đơn vị diện tích canh tác theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra.

 

                                                  Trần Trang (Đài Lương Sơn)

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Nuôi lợn an toàn thực phẩm ở xã Yên Mông

(HBĐT) - Là xã vùng ven thành phố Hòa Bình, Yên Mông có điều kiện thuận lợi phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, chủ yếu là nuôi lợn sinh sản, lợn thịt. Trước yêu cầu của thị trường về nguồn thực phẩm sạch, một số hộ dân đã chuyển hướng chăn nuôi theo phương thức an toàn. Mô hình đang được triển khai nhân rộng.

Trù phú vùng ngô Quyết Chiến

(HBĐT) - Nông dân vùng cao Quyết Chiến (Tân Lạc) đang rục rịch đón mùa thu hoạch ngô trái vụ, năng suất dự kiến cao hơn vụ này năm ngoái. Nhà nhà phấn khởi bởi 5-6 năm nay, cây ngô lai trên đồng đất Quyết Chiến được mùa, được giá. Cuộc sống của bà con thoát nghèo khấm khá cũng nhờ vào cây ngô.

Thu ngân sách Nhà nước ước đạt 214, 593 tỷ đồng

(HBĐT) - Những tháng cuối năm, cấp ủy, chính quyền TP Hòa Bình chỉ đạo ngành Thuế thành phố tập trung các giải pháp đảm bảo thu NSNN theo kế hoạch đã đề ra.

Ngân hàng Nhà nước áp dụng lãi suất 10%/năm với lãi vay qua đêm chậm trả

(HBĐT) - Ngày 12/10, NHNN ban hành Thông tư số 29/2016/TT-NHNN quy định về việc thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng.

Lễ hội Cam Cao Phong lần thứ 2 và Hội chợ vùng Tây Bắc diễn ra trong 8 ngày (từ 13 đến 20/11/2016)

(HBĐT) - Sáng 7/11, UBND huyện Cao Phong đã tổ chức họp báo giới thiệu về việc tổ chức lễ hội Cam Cao Phong lần thứ 2 và Hội chợ Nông nghiệp- Du lịch- Thương mại vùng Tây Bắc năm 2016 với sự quan tâm tham gia của đông đảo các cơ quan báo chí T.Ư và địa phương.

Giải pháp thu ngân sách Nhà nước những tháng cuối năm

(HBĐT) - Với sự triển khai đồng bộ công tác thuế, tình hình thu NSNN có chuyển biến tích cực. Đến hết tháng 9/2016, tổng thu NSNN toàn tỉnh ước thực hiện trên 2.160 tỷ đồng, đạt 85% dự toán pháp lệnh, đạt 75% so với dự toán HĐND tỉnh; đạt 76% dự toán của Tổng Cục Thuế giao, tăng thu 24% so với cùng kỳ năm 2015.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục