(HBĐT) - Sáng 7/11, UBND huyện Cao Phong đã tổ chức họp báo giới thiệu về việc tổ chức lễ hội Cam Cao Phong lần thứ 2 và Hội chợ Nông nghiệp- Du lịch- Thương mại vùng Tây Bắc năm 2016 với sự quan tâm tham gia của đông đảo các cơ quan báo chí T.Ư và địa phương.
Lãnh đạo UBND huyện Cao Phong trả lời các câu hỏi của các cơ quan báo chí trung ương và địa phương.
Ông Quách Văn Ngoan, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong cho biết: Lễ hội cam và hội chợ được tổ chức ở quy mô cấp tỉnh là một trong chuỗi hoạt động chào mừng Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và công bố Quy hoạch Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình năm 2016, diễn ra từ ngày 13-20/11/2016 tại Nhà văn hóa huyện Cao Phong và trung tâm bảo tồn di sản tiến sỹ Việt Nam. Quy mô có 300 gian hàng. Trong đó, có 80 gian hàng trưng bày và bán sản phẩm cam quýt, bưởi các loại; gian hàng thưởng thức các sản phẩm cam; gian hàng trưng bày vật tư nông nghiệp; 80 gian hàng nông nghiệp, du lịch; 100 gian hàng thương mại tổng hợp và 40 gian hàng ẩm thực truyền thống đặc sắc của huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Binh và các tỉnh vùng Tây Bắc. Trong chương trình lễ hội và hội chợ sẽ diễn ra các hoạt động triển lãm, trưng bày; xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch, trao giấy chứng nhận sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGap cho các hộ sản xuất cam, thăm quan mô hình sản xuất tiêu biểu; các hoạt động liên kết, ký kết hợp tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, giao lưu văn nghệ, thưởng thức các sản phẩm nông nghiệp, ẩm thực dân tộc.
Lễ hội và hội chợ nhằm quảng bá, giữ gìn và nâng cao thương hiệu cam Cao Phong; phát triển giao thương các tỉnh vùng Tây Bắc, hỗ trợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp liên kết hợp tác, quảng bá, giới thiệu sản phẩm hàng hóa dịch vụ, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, liên danh, liên kết phát triển sản xuất kinh, doanh thương mại, đẩy mạnh các hoạt động du lịch vùng miền. Tại buổi họp báo, lãnh đạo UBND huyện Cao Phong đã trả lời những câu hỏi của các cơ quan báo chí, tập trung vào lĩnh vực quy hoạch, định hướng phát triển vùng cây có múi, công tác giữ gìn, bảo vệ và phát triển thương hiệu cam Cao Phong, nhân rộng các mô hình sản xuất cam sạch, an toàn, việc thực hiện liên danh, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cam, cách nhận biết sản phẩm cam Cao Phong…Sau họp báo các cơ quan báo chí đã đi tìm hiểu thực tế các mô hình sản xuất cam trên địa bàn huyện Cao Phong.
P.V
(HBĐT) - Theo Sở Công Thương, từ đầu năm đến nay, hoạt động lưu thông hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh có mức tăng trưởng khá cao. Hàng hóa cung ứng trên thị trường phong phú, mẫu mã đa dạng, giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.
(HBĐT) - Cách đây hơn 10 năm, một số người dân thôn Sỏi, xã Phú Thành (Lạc Thủy) bắt đầu biết đến, theo học và làm nghề chế tác đá cảnh. Cho đến nay đã có 70 hộ làm nghề. Tháng 12/2015, nơi đây chính thức được UBND tỉnh công nhận làng nghề.
(HBĐT) - Đến nay, tỉnh Hòa Bình đã có 31 xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới (chiếm 16,23% tổng số xã), bình quân mỗi xã đạt 11,77 tiêu chí, trung bình tăng 0,19 tiêu chí/xã; 15 xã đạt từ 15-18 tiêu chí; 92 xã đạt từ 10-14 tiêu chí; 53 xã đạt từ 5-9 tiêu chí. Nhằm tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, ngày 27/10/2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2735/QĐ-UBND xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 – 2020.
(HBĐT) - Từ khi triển khai thực hiện Luật HTX năm 2012 đến nay, hoạt động kinh tế tập thể trên địa bàn TP Hòa Bình chưa có nhiều chuyển biến, chất lượng, quy mô và hiệu quả hoạt động chưa cao. Công tác quản lý Nhà nước các cấp đối với kinh tế tập thể còn nhiều bất cập. Việc tiếp cận các chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển HTX gặp nhiều khó khăn như chính sách giao đất, cho thuê đất, chính sách tín dụng ưu đãi... Bên cạnh đó, nhận thức của một số cấp uỷ, chính quyền và nhân dân về vai trò, vị trí của kinh tế tập thể trong phát triển KH-TX chưa đầy đủ nên chưa tập trung chỉ đạo và tạo điều kiện đúng mức để phát triển kinh tế tập thể… Từ những hạn chế đó, Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể TP Hòa Bình đang tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho kinh tế hợp tác, HTX.
(HBĐT) - Được sự giới thiệu của anh em, bạn bè trong xã về mô hình nuôi ong lấy mật, anh Trần Văn Hưng, tổ 4, phố Ngọc, xã Trung Minh (thành phố Hòa Bình) đã “bén duyên” với con ong từ đó. Năm 2014, anh bắt đầu khởi nghiệp từ 4 đàn ong và cho đến nay , anh nhân rộng được 150 đàn, mỗi năm cho thu gần 2.000 lít mật ong.
(HBĐT) - Cao Phong chính thức bước vào vụ thu hoạch cam. Năm nay, cây chanh trồng thêm ở bờ rào không đem lại thu nhập như mong đợi. Thế nhưng người trồng cam tự tin, phấn khởi vì cam tiếp tục khẳng định chất lượng và được khách hàng tin dùng. Sản lượng trồng năm nay tiếp tục tăng, trong khi đó giá vẫn tương đương năm ngoái.