(HBĐT) - Ngày 8/11 UBND huyện Lạc Sơn phối hợp với Công ty cổ phần mía đường Hòa Bình tổ chức hội nghị phát triển vùng nguyên liệu mía đường niên vụ 2017 - 2018.
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận về chính sách hỗ trợ nông dân trồng mía, đồng thời đưa ra các giải pháp cụ thể về đào tạo, tập huấn kỹ thuật cũng như các giải pháp về giống, vốn, phân bón và phương pháp tổ chức sản xuất nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nông dân trồng mía có thu nhập ổn định. Dự kiến từ nay đến năm 2020, Công ty cổ phần mía đường Hòa Bình sẽ phát triển vùng nguyên liệu tại 4 huyện: Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy và Lạc Thủy với tổng diện tích là 4.600ha. Trong đó, tập trung chủ yếu ở Lạc Sơn với tổng diện tích khoảng 2.000ha. Trước mắt vụ xuân 2017 huyện Lạc Sơn sẽ triển khai trồng 1.000ha mía đường nguyên liệu cho nhà máy, dự kiến đến năm 2018 sẽ phát triển lên tới 1.500ha và đến năm 2020 là 2.000ha. Diện tích tập trung trồng chủ yếu tại 15 xã gồm: Ngọc Lâu, Ngọc Sơn, Hương Nhượng, Tân Mỹ, Ân Nghĩa, Chí Đạo, Chí Thiện, Phú Lương, Phúc Tuy, Thượng Cốc, Xuất Hóa, Liên Vũ, Vũ Lâm, Bình Cảng, Bình Chân và Yên Nghiệp. Riêng hai xã vùng cao là Ngọc Lâu và Ngọc Sơn có diện tích trồng nhiều nhất với gần 1.000ha.
Nhà máy mía đường Hòa Bình được chuyển từ thành phố Hoà Bình về xóm Bùi, xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn vào năm 2015 và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 3 năm 2016. Ngoài việc sản xuất và thu mua hết diện tích mía cho nông dân, hiện nay nhà máy đang tiếp tục hoàn thiện các hạng mục phụ trợ nhằm xử lý tốt nước thải và khí thải của nhà máy đảm bảo tiêu chuẩn Nhà nước quy định.
Bùi Công Nhắn
Đài Lạc Sơn
(HBĐT) - Vài năm trở lại đây, tận dụng điều kiện tự nhiên, một số hộ dân ở xã Hợp Đồng (Kim Bôi) phát triển mô hình nuôi ong lấy mật đem lại nguồn thu nhập ổn định. Tuy nhiên, hiện mô hình này chưa được nhân rộng tương xứng với tiềm năng.
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 117/KH-UBND về tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Tỉnh Hòa Bình chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020”.
(HBĐT) - Hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh trong 10 tháng qua vẫn phát sinh nhiều hành vi vi phạm pháp luật. Vi phạm chủ yếu về an toàn thực phẩm, kinh doanh hàng cấm, hàng lậu, nhãn hàng hóa và một số hành vi gian lận thương mại khác. Lực lượng QLTT đã kiểm tra, phối hợp kiểm tra 2.844 trường hợp, tổng số tiền phạt vi phạm hành chính và hàng hóa tịch thu trị giá trên 2, 1 tỷ đồng, trong đó tiền phạt vi phạm hành chính gần 1, 8 tỷ đồng.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh ước đạt 22.050 tỷ đồng, tăng 14,75% so với cùng kỳ năm trước, bằng 87,75% kế hoạch năm. Trong 10 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 9,41% so với cùng kỳ năm trước.
(HBĐT) - Là xã vùng ven thành phố Hòa Bình, Yên Mông có điều kiện thuận lợi phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, chủ yếu là nuôi lợn sinh sản, lợn thịt. Trước yêu cầu của thị trường về nguồn thực phẩm sạch, một số hộ dân đã chuyển hướng chăn nuôi theo phương thức an toàn. Mô hình đang được triển khai nhân rộng.
(HBĐT) - Nông dân vùng cao Quyết Chiến (Tân Lạc) đang rục rịch đón mùa thu hoạch ngô trái vụ, năng suất dự kiến cao hơn vụ này năm ngoái. Nhà nhà phấn khởi bởi 5-6 năm nay, cây ngô lai trên đồng đất Quyết Chiến được mùa, được giá. Cuộc sống của bà con thoát nghèo khấm khá cũng nhờ vào cây ngô.