(HBĐT) - Chúng tôi trở lại xã Nam Phong (Cao Phong) vào một ngày cuối năm 2016. Con đường từ quốc lộ 6 vào trung tâm xã ngày nào còn gồ ghề xuống cấp đã được thảm nhựa trải dài khang trang. Cán bộ, nhân dân trong xã đã quản lý, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế và các nguồn lực, tiến những bước vững chắc trên còn đường về đích xây dựng NTM.
Người dân xã
Đồng chí Đinh Duy Thích, Bí thư Đảng ủy xã Nam Phong cho biết: Xã cơ bản khai thác hết quỹ đất để sản xuất với hai loại cây trồng chính là mía và cây có múi. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã trên 1.900 ha, trong đó, diện tích đất nông nghiệp 1.411 ha. Với 941 hộ sản xuất nông nghiệp, xã đã chuyển đổi diện tích lúa và cây màu kém hiệu quả sang trồng mía. Lĩnh vực trồng trọt phát triển ổn định với tổng diện tích gieo trồng 452 ha. Riêng diện tích mía trắng và mía tím 325 ha. Trên địa bàn xã hầu như nhà nào cũng trồng mía, gia đình ít thì vài nghìn mét, nhà nhiều tới vài ha. Từ loại cây trồng truyền thống này mang lại cuộc sống ấm no cho nhiều hộ dân trong xã. Mía năm nay được mùa, được giá. Mía trắng bán từ 5.000- 6.000 đồng /cây. Mía tím cũng có giá 5.000 đồng /cây. Nhà cửa, vật dụng gia đình, xe máy đều từ cây mía mà ra.
Đối với diện tích cây có múi chủ yếu là bưởi và cam, quýt với tổng diện tích cả xã đạt 150 ha, trong đó có 30 ha đã cho thu hoạch, nhiều gia đình có thu nhập hàng trăm triệu đồng. Trong tương lai gần, Nam Phong sẽ có những hộ gia đình thu tiền tỷ sau mỗi vụ cam. Người dân chỉ mong có nhiều đất để phát triển trồng mía, cam. Người Nam Phong bước đầu đã biết hạch toán, chăm chỉ làm ăn nên cuộc sống đã dư dả mà nhiều vùng quê khác ở các ngoài tỉnh đều mong muốn.
Vài năm trước, thực hiện tiêu chí NTM về nhà ở dân cư nông thôn, ở Nam Phong, nhiều nhà xây kiên cố nhưng mái lợp rạ, thế nên tỷ lệ này không đạt tiêu chí về nhà ở nông thôn. Trong gần 1 năm, Nam Phong vận động người dân tu sửa nhà cửa. Qua đó, cả xã có từ 150- 200 hộ gia đình cải tạo nhà cửa, xây dựng mới, nhiều nhà đã nâng cấp thành 2 tầng như phố trong làng vậy. Bên cạnh đó, xã đã quan tâm phát triển đàn gia súc, gia cầm, lâm nghiệp, các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, văn hóa - xã hội góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.
Năm 2016, Nam Phong được ngân sách đầu tư tiếp tục cải thiện mạnh mẽ hạ tầng. Trong đó đã hoàn thành giai đoạn 1 tuyến đường dài 600 m từ QL 6 vào trung tâm xã, xây dựng nhà bia tưởng niệm tại xóm Nam Thái, xây dựng tường bao bãi rác của xã. Cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông, thủy lợi đang được đầu tư, tạo cú hích cho sản xuất. Đường nội đồng vươn tới tận ruộng, sản xuất, chăm sóc mía thuận lợi hơn nhiều, có thể chở phân bón, giống. Đến nay, xã đã hoàn thành 19 tiêu chí NTM. Tỷ trọng nông - lâm nghiệp chiếm 58%, công nghiệp - xây dựng 24%, dịch vụ 19%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 28, 5 triệu đồng, hộ nghèo còn khoảng 10%.
Đồng chí Đinh Duy Thích cho biết thêm: Tới đây, xã định hướng vận động cán bộ và nhân dân hưởng ứng chủ trương xây dựng NTM. Xã NTM Nam Phong tiếp tục khai thác tốt nguồn lực đất đai, cải tạo vườn tạp, chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Trong đó chú trọng đầu tư thâm canh, phát triển cây có múi và mía, tạo bước tiến bền vững trong sản xuất và đời sống của nhân dân, để người dân làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Hương Lan
(HBĐT) - Năm 2016, toàn tỉnh đã chuyển đổi 3.000 ha đất trồng lúa, trồng màu kém hiệu quả sang trồng các cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn như: ngô, bí xanh, bí đỏ, dưa hấu, dưa chuột, ớt… Trong đó, chuyển sang trồng ngô 1.200 ha, trồng cây công nghiệp ngắn ngày gần 667 ha, cây rau, màu 723 ha, cây trồng khác 374 ha…
(HBĐT) - Theo báo cáo của NHCSXH huyện Kỳ Sơn, năm 2016, nguồn vốn được giao của đơn vị là 125.644 triệu đồng, tăng 6.740 triệu đồng so với cuối năm 2015.
(HBĐT) - Trong những năm qua, Điện lực TP Hoà Bình đã có nhiều nỗ lực trong cải thiện hệ thống lưới điện trên địa bàn. Qua đó, đáp ứng nhu cầu phát triển KT -XH của địa phương. Đặc biệt, trong những ngày diễn ra hoạt động Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh (từ 11 -19/11 vừa qua), Điện lực TP Hòa Bình có nhiều đóng góp vào thành công Lễ kỷ niệm.
(HBĐT) - Với tổng đàn gia súc trên 163.000 con, trong đó, các huyện: Kim Bôi, Mai Châu, Tân Lạc, Đà Bắc, Lạc Sơn là vùng chăn nuôi trọng điểm, công tác phòng - chống đói, rét, dự trữ thức ăn cho đàn vật nuôi trong dân cần tăng cường bởi ở những tháng đông, rét đậm, rét hại thường xảy ra, lượng thức ăn khan hiếm là nguyên nhân gây tình trạng trâu, bò thiệt hại nhiều.
(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 514 hồ chứa với tổng dung tích 130 triệu m3, trong đó có 33 hồ chứa lớn dung tích từ 1 triệu m3 trở lên; 76 hồ chứa vừa dung tích từ 0,5-1 triệu m3, còn lại là hồ nhỏ.
(HBĐT) - Đây là nội dung được đề cập tại Thông tư số 21/2016/TT-BTTTT quy định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông.