(HBĐT) - Đó là chủ đề của Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp năm 2016 được tổ chức tại Hòa Bình vừa qua. Đối với địa phương có diện tích và độ che phủ rừng cao như tỉnh ta, diễn đàn đã đưa ra giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), từ đó góp phần bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) bền vững, thực hiện tốt chính sách chi trả DVMTR.

Sau 5 năm triển khai chính sách chi trả DVMTR đã có tác động mạnh mẽ đến ý thức, trách nhiệm quản lý, BV&PTR của người dân xã Thung Nai (Cao Phong).

 

Tại diễn đàn, lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết: Chính sách chi trả DVMTR là chính sách đầu tiên về lâm nghiệp đã coi việc BV&PTR, bảo tồn các hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên của rừng là các dịch vụ, nguồn lực mới, cơ hội đầu tư lớn để góp phần phát triển ngành lâm nghiệp, thông qua thực hiện cơ chế tài chính “những người được hưởng lợi từ rừng có trách nhiệm đóng góp nhằm BV&PTR”. Đây là một trong những hướng đi mới ở nước ta nhằm thực hiện mục tiêu BV&PTR bền vững, nâng cao thu nhập cho người bảo vệ rừng và chính sách chi trả DVMTR được xem là hình thức huy động vốn đầu tư cho rừng theo cách “lấy rừng nuôi rừng”. Đồng thời góp phần cùng với những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong viêc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, chống suy thoái rừng, ngăn chặn các tác hại của biến đổi khí hậu toàn cầu.

 

Sau 5 năm (2011 – 2016), chính sách chi trả DVMTR đã được triển khai khá đồng bộ trên phạm vi cả nước và cho thấy những hiệu quả tích cực: Nhận thức và hành động của người dân về bảo vệ tài nguyên rừng được nâng lên, tạo động lực để các hộ nhận khoán nhận thức rõ trách nhiệm, từ đó quản lý, bảo vệ rừng tốt hơn; góp phần cải thiện đời sống sinh kế của người làm nghề rừng; góp phần làm giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước trong BV&PTR; nâng cao chất lượng và tỷ lệ che phủ rừng trên toàn quốc…

 

Là tỉnh có tỷ lệ che phủ rừng thuộc nhóm cao nhất cả nước (51,2% vào cuối năm 2016), Hòa Bình luôn tích cực thực hiện các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác BV&PTR. Theo thống kê của Sở NN&PTNT, toàn tỉnh hiện có 267.302 ha rừng (gồm 158.813 ha rừng tự nhiên và 108.489 ha rừng trồng), ngoài ra còn có trên 95.811 ha đất trống, đồi núi chưa có rừng được quy hoạch cho lâm nghiệp. Trong quá trình thực hiện chính sách chi trả DVMTR, tỉnh đã rà soát, xác định đối tượng sử dụng DVMTR gồm 2 lưu vực liên tỉnh, nội tỉnh và 6 phụ lưu với tổng diện tích chi trả khoảng 110.994 ha, chiếm 42% tổng diện tích rừng của tỉnh. Từ năm 2011 đến nay, Quỹ DVMTR đã thu được 53.740 triệu đồng, trong đó 52.562 triệu đồng tiền DVMTR và 795 triệu đồng tiền trồng rừng thay thế. Sử dụng nguồn quỹ trên, hàng năm, UBND tỉnh đã quyết định phê duyệt mức chi trả tiền DVMTR làm căn cứ thực hiện. Theo đó, đã chi trả cho các chủ rừng tổng kinh phí 41.179 triệu đồng. Cụ thể, chủ rừng là BQL rừng phòng hộ, đặc dụng 4.446 triệu đồng; chủ rừng là Công ty Lâm nghiệp 1.162 triệu đồng; chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư 35.462 triệu đồng; chủ rừng khác 107 triệu đồng.

 

Đồng chí Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT khẳng định: Sau 5 năm triển khai, có thể thấy chính sách chi trả DVMTR đã có tác động mạnh mẽ đến ý thức, trách nhiệm quản lý, BV&PTR của người dân. Vì nếu rừng được bảo vệ tốt, chất lượng rừng đảm bảo thì ngoài môi trường sinh thái được cải thiện người dân còn được chi trả tiền DVMTR hàng năm, góp phần gia tăng thu nhập cải thiện đời sống. Thông qua thực hiện chính sách chi trả DVMTR, hàng năm chúng ta đã huy động được nguồn tài chính ổn định để hỗ trợ công tác quản lý, bảo vệ rừng của các chủ rừng là tổ chức, cộng đồng dân cư; hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động của tổ đội bảo vệ rừng thôn, xóm, hoạt động công ích tại cộng đồng dân cư thôn… Đây là nguồn tài chính có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn như vùng sâu, vùng xa – những nơi thường có diện tích rừng tự nhiên nhiều nhưng người dân chưa được hưởng lợi trực tiếp từ rừng, ngoài tiền chi trả DVMTR thì chưa có nguồn thu nào khác. Mặc dù số tiền chi trả không cao nhưng đã góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, tạo nguồn thu để có chi phí cho các hoạt động bảo vệ rừng tại cộng đồng. Đó chính là giải pháp căn cơ để các địa phương trong tỉnh nâng cao hiệu quả DVMTR, từ đó góp phần BV&PTR bền vững.

 

                                                                           Thu Trang

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục