(HBĐT) - Kể từ năm 2013 đến nay, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh luôn giữ tốc độ tăng trưởng cao, bền vững. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu vượt ngưỡng 100 triệu USD, năm 2014 đạt 150 triệu USD, năm 2015 đạt 282 triệu USD và năm 2016 ước đạt 370,8 triệu USD.
Những ngày cuối cùng của năm 2016, khí thế thi đua lao động sản xuất diễn ra sôi nổi tại Công ty TNHH Pacific 100% vốn đầu tư nước ngoài, trụ sở tại phường Chăm Mát (thành phố Hòa Bình). Người lao động hăng say làm việc, nhanh tay chuyển chở, tập kết nguyên liệu. Gừng trâu, dưa chuột Nhật được rửa sạch qua máy móc công nghệ, ngâm muối sơ chế trước khi xuất khẩu, đáp ứng đúng yêu cầu từ đối tác nước ngoài. ông Phạm Duy Khoa, Phó Giám đốc Công ty phấn khởi cho biết: ước công việc đến hết tháng 11, doanh nghiệp cơ bản hoàn thành 100% kế hoạch đề ra. Hoạt động trong lĩnh vực chế biến rau, quả xuất khẩu tại tỉnh kể từ năm 1993 đến nay, doanh nghiệp đã tạo việc làm cho trên, dưới 300 lao động là người địa phương với thu nhập bình quân hiện tại trên 3,5 triệu đồng/người/tháng. Đầu vào nguyên liệu được nhập từ các huyện: Lương Sơn, Lạc Sơn, Kim Bôi, Kỳ Sơn và các tỉnh Hà Nam, Phú Thọ. Trong năm, Công ty đã xuất khẩu 801,4 tấn dưa chuột, 302,134 tấn gừng muối, 202,076 tấn gừng muối thành phẩm, gần 129 tấn củ kiệu (nhập từ Nhật Bản), 88,8 tấn lá ớt. Doanh thu 11 tháng năm 2016 ước đạt 41 tỷ đồng.
Lao động tại Công ty TNHH Pacific thi đua lao động, sản xuất cuối năm, thực hiện các đơn đặt hàng xuất khẩu.
Tại Công ty CP May XNK SMAVINA Việt Hàn, tiến độ sản xuất dịp cuối năm cũng đẩy lên cao. Hàng nghìn lao động tại thành phố Hòa Bình và 2 xưởng may tại huyện Tân Lạc và Kỳ Sơn miệt mài thực hiện các công đoạn may với tinh thần làm việc tập trung. Theo ông Phạm Ngọc ân, Quản đốc xưởng may, với sự thường xuyên cập nhật, cải tiến mẫu mã, nâng cao kỹ thuật, tranh thủ tìm kiếm thị trường, sản phẩm may của Công ty đã nhận được các đơn đặt hàng lớn từ các nước: Tây Ban Nha, Canada, Mỹ, Anh, Hàn Quốc. Kim ngạch xuất khẩu năm 2016 ước đạt 10 triệu USD, bình quân thu nhập trên 3,5 triệu đồng/ người/tháng.
Cùng với các doanh nghiệp may mặc, chế biến nông sản, các doanh nghiệp hoạt động chủ lực trong xuất khẩu hàng hóa của tỉnh là thấu kính, linh kiện điện tử cũng tích cực thực hiện các đơn đặt hàng của năm. Xu hướng hàng hóa xuất khẩu ngày càng đa dạng với cơ cấu xuất khẩu chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo, nhóm hàng có hàm lượng công nghệ và chất xám cao. Nhiều mặt hàng xuất khẩu được mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao giá trị như may mặc, linh kiện điện tử… Đặc biệt là phát triển một số thị trường xuất khẩu mới, thị trường hiện có được thâm nhập và khai thác tốt hơn. Khu vực kinh tế tư nhân và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đẩy mạnh tham gia, đa dạng hoá và hoạt động xuất khẩu.
Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh hiện có 30 doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu của tỉnh tập trung vào các nước: Hoa Kỳ, EU, Nga, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… Năm 2016 với nhiều cố gắng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tiếp tục giữ mức tăng trưởng khá và ổn định, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm 2015, vượt 9,07% kế hoạch năm. Trong đó, hàng điện tử ước đạt 174,8 triệu USD, dệt may 112 triệu USD, nông sản 4,1 triệu USD, sản xuất kim loại 16,8 triệu USD. Xuất khẩu dịch vụ ước đạt 34 triệu USD, thực hiện 100% kế hoạch năm. Các sản phẩm duy trì tốc độ tăng trưởng cao là điện tử, may mặc.
Bước tăng tốc ngoạn mục của kim ngạch xuất khẩu hàng năm đã góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng GDPR và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. Đồng chí Nguyễn Thị Thủy, Trưởng phòng Quản lý đầu tư và hợp tác quốc tế (Sở Công Thương) cho biết: Thời gian tới đây, các hiệp định đã có hiệu lực thực hiện sẽ tác động tới thương mại hàng hóa, nhất là lĩnh vực xuất, nhập khẩu. Về góc độ quản lý, ngành Công Thương tiếp tục phổ biến các thông tin hiệp định thương mại tự do. Một trong những giải pháp bền vững gia tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh trong năm tiếp theo là tập trung giảm dần tình trạng xuất khẩu sản phẩm thô, sản phẩm đã chế biến, tăng lượng hàng có giá trị gia tăng lớn, khai thác thêm các thị trường mới và thị trường tiềm năng. Khuyến khích các doanh nghiệp chủ động đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, ưu tiên nhập khẩu các mặt hàng máy móc thiết bị công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng, vật tư và thân thiện với môi trường.
Bùi Minh
(HBĐT) - * Các chỉ tiêu kinh tế: 1- Tăng trưởng kinh tế 8,5%, trong đó: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 4,5%; công nghiệp - xây dựng tăng 11,5%; dịch vụ tăng 7,9%; 2- Cơ cấu kinh tế: Khu vực nông nghiệp chiếm 21,52%; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 46,8%; khu vực dịch vụ chiếm 31,68%; 3- GRDP bình quân đầu người 39,95 triệu đồng (tương đương 1.816 USD ).
(HBĐT) - Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 7,62%, trong đó: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 4,42%; công nghiệp - xây dựng tăng 10,58%; dịch vụ tăng 6,72%.
(HBĐT) - Tháng 6/2014, BTV Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TU “về phát triển nuôi cá lồng bè vùng hồ thủy điện Hòa Bình, giai đoạn 2014-2020”. Sau hơn 2 năm triển khai đã khẳng định Nghị quyết ban hành sát, đúng với thực tế. Tuy nhiên, lộ trình đưa chính sách đi vào cuộc sống còn nhiều điểm đáng bàn.
(HBĐT) - Trong năm 2016, hoạt động du lịch trong tỉnh diễn ra sôi động gắn với các chương trình lễ hội của tỉnh và các địa phương. Theo đó, tổng khách du lịch đến tỉnh ước đạt 2.000.000 lượt khách, trong đó, khách quốc tế 220.000 lượt; khách nội địa 1.780.000 lượt; tổng doanh thu từ du lịch khoảng 1.000 tỷ đồng.
(HBĐT) - Trong 2 ngày (27 – 28/12), Đoàn kiểm tra Sở Nông nghiệp & PTNT đã kiểm tra công tác phát triển chăn nuôi và thực hiện phòng, chống đói rét, dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm tại 2 huyện Lạc Sơn, Lương Sơn.
(HBĐT) - Đoàn công tác của Sở NN&PTNT vừa đã đi kiểm tra tình hình thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM tại xã Thống Nhất, TP.Hòa Bình.